fbpx

4 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN BIẾT LẮNG NGHE!

Hãy cùng thử nhớ lại xem cái lần gần đây nhất khi bạn có tâm sự cần phải chia sẻ và bạn trò chuyện với một ai đó, bạn cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh và sau cái cuộc trò chuyện đó, bạn cảm thấy mọi gánh nặng đã được xua tan. Nếu như bạn để ý thì phần lớn thời gian đó, người nói là bạn trong khi đối phương gần như là chính đặt ra những câu hỏi để gợi mở và lắng nghe bạn một cách tập trung, bởi vì bản năng của tất cả chúng ta ai cũng muốn được nói về mình nhiều nhất...

Nội dung bài viết

Đã bao nhiêu lần bạn rơi vào tình trạng mình đang trong một cuộc hội thoại với một người khác, bạn có cảm giác dường như là họ không quan tâm tới những gì bạn đang nói. Đó là điều rất không tốt trong giao tiếp, đặc biệt khi bạn cần phải xây dựng một mối quan hệ với khách hàng. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với bạn bí quyết để giúp bạn luôn là một người biết lắng nghe trong mắt những người khác. Đó là kỹ năng lắng nghe chủ động – Active listening mà bạn cần phải rèn luyện để giúp cho công việc, đặc biệt là đối với nghề sales.


Trước hết bạn cần phải phân biệt lắng nghe thụ động – Passive listeninglắng nghe chủ độngActive listening.

Không phải cứ ngồi nghe là đối phương cảm thấy bạn đang quan tâm tới họ. Đây là điều thường xảy ra đối với nhân viên sales mới vào nghề. Trong đầu bạn lúc nào cũng đang cố gắng nghĩ xem tiếp theo mình phải hỏi gì, phải đối đáp như thế nào với khách hàng và làm sao để chốt sales?

Bạn tỏ ra đang lắng nghe khách hàng nhưng thực ra là bạn chỉ quan tâm tới việc bạn sẽ nói gì tiếp theo. Đó là lúc bạn mất đi cái sự kết nối với khách hàng và họ sẽ không tin tưởng vào bạn. Nhớ rằng: Khách hàng không quan tâm bạn biết những gì cho tới khi họ biết bạn quan tâm tới họ như thế nào. Sau đây là 4 bí quyết sẽ giúp cho bạn thực hành việc lắng nghe chủ động – Active listening một cách hiệu quả.

Bí quyết thứ nhất, lắng nghe chủ động đòi hỏi có sự tham gia của ngôn ngữ hình thể

ngôn ngữ hình thể

Điều này thể hiện ở cách bạn thể hiện hành động, cử chỉ của mình trong quá trình lắng nghe người khác và cả cách bạn quan sát, phản hồi lại ngôn ngữ hình thể của đối phương. Nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất lại rất đơn giản.

Ví dụ: Khi bạn thực sự lắng nghe một người đối diện của mình nói chuyện thì bạn cần phải thể hiện ra rằng bạn thực sự bị cuốn hút vào nội dung mà họ đang nói với bạn thông qua hành động và cử chỉ của cơ thể mình. Cụ thể, hãy cất ngay điện thoại của bạn đi, đừng có đặt nó trước mặt giữa mình và người đối diện, và rồi sau đó bạn cần phải nhìn thẳng và giao tiếp bằng ánh mắt, gật đầu và biểu lộ cái biểu cảm trên khuôn mặt của mình…

Bên cạnh đó, trong quá trình lắng nghe thì bạn cũng cần phải quan sát ngôn ngữ hình thể của đối phương. Hãy chú ý xem họ đang lo lắng đang bồn chồn đang vui hay là đang hào hứng. Đó là cách rất tốt để bạn có thể tạo ra sự kết nối với đối phương, khách hàng.

Ví dụ: Bạn thấy khách hàng trong lúc trao đổi trong lúc nói chuyện thường xuyên thở dài và ngập ngừng. Đó có thể là dấu hiệu mà họ đang băn khoăn về sản phẩm, về một vấn đề nào đó. Hãy đặt ra những câu hỏi sâu hơn để khai thác: Có vẻ như là anh đang băn khoăn về cách sử dụng của sản phẩm này?

Đó có thể là thời điểm tốt nhất để bạn tìm ra đúng điểm cần giải quyết lớn nhất của khách hàng.

khoa hoc marketing Coach Duy Nguyen

Bí quyết thứ 2, Đặt ra những câu hỏi phù hợp cho khách hàng

Hãy cùng thử nhớ lại xem cái lần gần đây nhất khi bạn có tâm sự cần phải chia sẻ và bạn trò chuyện với một ai đó, bạn cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh và sau cái cuộc trò chuyện đó, bạn cảm thấy mọi gánh nặng đã được xua tan. Nếu như bạn để ý thì phần lớn thời gian đó, người nói là bạn trong khi đối phương gần như là chính đặt ra những câu hỏi để gợi mở và lắng nghe bạn một cách tập trung,

Bởi vì bản năng của tất cả chúng ta ai cũng muốn được nói về mình nhiều nhất. Những người biết cách đặt ra câu hỏi thì cũng giống như là các bác sĩ, những chuyên gia tâm lý. Họ đưa ra câu hỏi vào rồi, họ lặng yên để bạn có thể giải tỏa hết nỗi lòng của mình. Cho nên khi bạn đi gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý thì thực chất là bạn đang trả tiền để có người lắng nghe mình, tâm sự về những vấn đề không thể nói ra cùng ai.

Bí quyết thứ 3, học cách phản hồi lại thông tin mà bạn thu nhận được từ khách hàng

Sau khi đưa ra câu hỏi như tôi vừa hướng dẫn cho bạn thì hãy để cho khách hàng trả lời, nói bao nhiêu tùy thích. Điểm mấu chốt ở đây đó là sau khi họ nói xong, bạn cần phải đưa ra một lời phản hồi dựa trên những thông tin mà bạn vừa nghe được.

đọc thông tin phản hồi khách hàng

Ví dụ: Bạn hỏi khách hàng tới mua xe hơi về sở thích của họ thường làm và những kỳ nghỉ và khách hàng nói ra một hồi với bạn rằng: Họ thích đi biển du lịch cùng gia đình vào những ngày cuối tuần... Hãy lắng nghe, hãy tỏ ra thật sự quan tâm tới những thông tin đó và sau khi khách kể hết tất cả về những chuyến đi đó thì đó là lúc tới lượt bạn phản hồi. Hãy nói với họ những câu như: “Gia đình của anh chị thật là hạnh phúc, em cũng rất muốn có thể đưa gia đình của mình đi chơi để cho các con có thể gần gũi với bố mẹ hơn”.

Điều quan trọng ở đây đó là bạn muốn đưa ra một lời phản hồi về những thông tin vừa mới được trao đổi thay vì chỉ gật gù rồi thì chuyển sang một chủ đề khác. Khi đó người nói sẽ cảm thấy rằng bạn không thực sự quan tâm tới họ và sẽ không muốn chia sẻ thêm nữa. Đừng coi thường những cuộc trao đổi nho nhỏ như vậy, bởi vì đó có thể là những thông tin rất quý giá để giúp cho bạn chốt được sales.

dụ: Bạn thấy khách kể về con cái rất là nhiều và rồi họ cho con cùng đi xem xe, hỏi con thích màu xe gì… thì những đứa bé đó có thể sẽ là người gây ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua xe của khách. Họ có thể từ chối nếu như con của họ không thích cái màu xe đó hay như nếu như bạn biết cách giới thiệu đúng những lợi ích tốt cho trẻ nhỏ thì biết đâu đó lại chính là những điều giúp cho bạn chốt được thương vụ này.

Bí quyết thứ 4, hãy tôn trọng người nói và đừng có cắt ngang, đừng có chuyển hướng sang câu chuyện của bạn.

Chặn trước lời từ chối của khách

Đây là điều rất phổ biến, đặc biệt là đối với những người hướng ngoại, những người nhiều năng lượng và không đủ kiên nhẫn để thể hiện sự quan tâm tới người khác. Bạn đã hiểu hết ý định của người đối phương đang định nói và nhảy vào giữa câu chuyện của họ để đưa ra ý kiến của mình, hoặc cắt ngang và đưa vào câu chuyện của mình, biến mình thành trung tâm của cuộc trao đổi.

Vừa rồi chính là 4 bí quyết giúp bạn có thể trở thành một người bán hàng được yêu thích, một người bạn tốt đối với tất cả mọi người. Kỹ năng lắng nghe chủ động – Active listening không phải là một kỹ năng khó, nhưng nó đòi hỏi bạn phải luôn nhận thức về việc mình cần phải thực hành và thực hiện kỹ năng này một cách thường xuyên.

Bạn phải luôn tự ý thức rằng mình không được chen ngang, mình phải thể hiện sự quan tâm ra ngoài bằng hình thể, ngôn ngữ… Điều này sẽ hơi không tự nhiên lúc ban đầu đối với nhiều người, nhưng đó là một kỹ năng bán hàng rất quan trọng, bạn cần phải rèn luyện.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam