Trong khoảng thời gian gần đây, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn đang có ý định kinh doanh với một nội dung chung là: Làm thế nào để triển khai ý tưởng kinh doanh của mình.
[su_spacer]
Nếu bạn cũng có một ý tưởng để khởi nghiệp thì xin chúc mừng bạn.
Nhưng trước hết, tôi muốn bạn hãy dừng sự hào hứng đó của bạn lại trong 1 ngày, và dành thời gian đó đánh giá xem ý tưởng kinh doanh của mình có khả thi hay không.
[su_spacer]
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn 5 bước cần thiết để đánh giá ý tưởng kinh doanh của mình. Tôi không muốn bạn phải có những chuỗi ngày thức trắng đêm và nhận ra rằng sản phẩm hay dịch vụ của mình không được khách hàng đón nhận như mình nghĩ. Tôi đã mất hơn 1 năm như vậy cho một business trước đây của mình để rồi sau đó phải tìm cách thoát ra và học được bài học
[su_spacer]
1. Bước thứ nhất, xác định nhu cầu của thị trường
Bất kể sản phẩm hay dịch vụ của bạn là gì thì khi nó được đưa ra thị trường phải có một mục đích cụ thể: đó là cung cấp cho nhu cầu của khách hàng, hoặc giúp khách hàng giải quyết một vấn đề nào đó. Vậy câu hỏi ở đây, đó là:
-Nhiệm vụ của bạn là gì trong kế hoạch kinh doanh này?
– Sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ giúp gì cho khách hàng của bạn?
[su_spacer]
Cho dù bạn có mở một quán phở, một tiệm cắt tóc với quy mô nhỏ ở khu phố, hay bạn thiết kế một ứng dụng phần mềm cung cấp giải pháp quản lí cho doanh nghiệp trong cả nước thì bạn cũng phải xuất phát từ những khoảng trống của thị trường hay một khó khăn nào đó của khách hàng mà vẫn chưa được giải quyết. Việc xác định nhu cầu này sẽ giúp bạn bước đầu biết được độ lớn của thị trường mà bạn đang nhắm tới (cho khu phố bạn ở, cho thành phố bạn sinh sống, trên cả nước, hay ra thế giới).
[su_spacer]
Lời khuyên của tôi cho bạn:
– Không triển khai ý tưởng kinh doanh mà chỉ bạn nghĩ là sẽ tốt cho người khác. Bạn thấy tốt không có nghĩa là bạn có thị trường. Bạn hãy xem Thương Vụ Bạc Tỉ, hay Shark Tank. Rất nhiều sản phẩm được thiết kế dựa trên nhu cầu của người sáng chế ra nó, nhưng trên thực tế thì chẳng ai cần đến nó cả
[su_spacer]
– Thực hiện survey để tìm hiểu nhu cầu đó có thực hay không. Đừng chỉ làm survey online với bạn bè của bạn. Họ làm vì họ ngại bạn đó thôi. Câu trả lời của họ sẽ thiên về khuyến khích và động viên bạn làm kinh doanh, hơn là xác định bạn có thị trường hay không. Hãy ra đường, tới các trung tâm mua sắm và hỏi thẳng những người mà bạn nghĩ sẽ làm khách hàng của bạn, để xem họ có thực sự cần sản phẩm của bạn không
[su_spacer]
– Hãy linh động và sẵn sàng điều chỉnh ý tưởng kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu
[su_spacer]
2. Bước thứ hai, Khác biệt hóa sản phẩm
Câu hỏi ở đây, đó là:
– Ý tưởng của bạn khác biệt gì so với những thứ đã có sẵn trên thị trường?
– Tại sao khách hàng lại chọn sản phẩm của bạn thay vì mua của người khác?
[su_spacer]
Bạn bắt buộc phải có sự khác biệt trên thị trường để khách hàng lựa chọn bạn. Nếu bạn mở tiệm cắt tóc thì tiệm của bạn phải có máy mát xa chân kèm theo lúc khách cắt tóc, hay nếu bạn mở quán ăn thì quán của bạn phải bán những món lạ nhất trong phạm vi 5km xung quanh đó. Đó là ví dụ để các bạn hiểu. Nếu bạn quyết định mở một quán cafe giống y hệt quán cafe bên kia đường thì tự bạn đang làm hại bạn và cả người kia nữa. Trừ khi nhu cầu là quá nhiều mà nguồn cung chưa đủ. Mà kể cả như vậy thì bạn cũng vẫn phải khác biệt hóa để vượt lên dẫn đầu
[su_spacer]
Lời khuyên của tôi:
– Xác định rõ Lợi điểm bán hàng của bạn (USP – Unique Selling Point).
[su_spacer]
– Không mở ra để cạnh tranh trực tiếp head-to-head với người khác mà mô hình giống hệt nhau. Bạn sẽ tự tìm đến cuộc chiến về giá (price war) chỉ trong một thời gian ngắn. Cạnh tranh về giá là con đường sau cùng bạn muốn đi theo, đặc biệt bạn lại là lính mới trong khi người ta đã có thương hiệu có khách hàng trung thành rồi. Đó là lí do vì sao những quán ăn ngon, tuy mở sau nhưng vẫn không thể kéo khách được của những quán đã mở từ trước đó. Khách hàng phần đông là ngại thay đổi. Đó là tâm lí của con người.
[su_spacer]
3. Bước thứ ba, Phân tích thị trường
Câu hỏi ở đây, đó là:
– Thị trường này lớn thế nào? (market size)
– Khách hàng của bạn là ai? Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo, sở thích.v.v.
– Thị trường này đã mở rộng, đang tăng trưởng hay đang giảm đi?
– Những đối thủ nào đang hoạt động trên thị trường đó?
[su_spacer]
Tôi lấy một ví dụ đơn giản nhất, đó là nếu bạn muốn mở quán ăn trưa nhanh cho dân văn phòng, thì bạn phải tìm hiểu xem tại địa điểm đó giờ ăn trưa của khách thế nào? Những người này có ra ngoài ăn không hay họ mang theo đồ ăn trưa? khu vực này là văn phòng cao cấp, mặc áo vest hay là người lao động? Có bao nhiêu hàng quán xung quanh? giá bình quân xung quanh thế nào? v.v… Càng nhiều thông tin bạn thu thập được thì sẽ cho bạn biết được ý tưởng kinh doanh của mình có phù hợp hay cần thay đổi
[su_spacer]
Lời khuyên của tôi:
– Hãy lựa chọn thị trường đủ lớn. Nếu bạn chọn thị trường quá nhỏ, quá đặc biệt (small niche market) thì sẽ có 2 vấn đề: 1 là bạn không có đủ doanh thu để duy trì hoạt động, và 2 là chi phí để tiếp cận và bán hàng sẽ cao hơn nhiều
[su_spacer]
4. Bước thứ tư, xác định thị phần mà bạn có thể đạt được
Câu hỏi ở đây, đó là:
– Các đối thủ của bạn hiện đang nắm giữ bao nhiêu phần trăm thị phần? Bạn còn bao nhiêu phần trăm?
– Chiến lược của bạn là gì để dành được thị phần từ họ?
[su_spacer]
Cho dù thị trường rất lớn, nhưng nếu thị trường đó đã bão hòa và thói quen tiêu dùng của khách hàng đã rõ ràng thì chi phí để bạn giành được thị phần đó là rất lớn. Ví dụ để bạn dễ hình dung, có bao nhiêu hãng xe máy có thể thâm nhập được vào Việt Nam để giành miếng bánh với Honda, Yamaha hay Piaggo? Bạn xem có bao nhiêu xe của Vinfast được bán ra so với những người khác? Hay số phận của xe ô tô Vinfast thế nào khi tuyên chiến cùng Toyota, Ford, Honda,…?
[su_spacer]
Lời khuyên của tôi:
– Bạn phải thật thực tế với kế hoạch của mình và gắn nó với các con số, đặc biệt là vốn của bạn. Bạn có đủ sức để chạy đua trong cuộc chơi với các ông lớn?
– Ý tưởng của bạn có hay tới đâu thì cũng chỉ là vấn đề thời gian trước khi các công ty lớn đưa ra các sản phẩm tương tự nếu họ thấy đó là tiềm năng
– Thói quen tiêu dùng là rất khó thay đổi.
– Xác định rõ nguồn lực của bạn là gì, vốn tới đâu, khả năng tới mức nào trước khi đầu tư
[su_spacer]
5. Bước thứ năm, dự trù kinh phí
Câu hỏi ở đây, đó là:
– Cần bao nhiêu tiền để đưa kế hoạch của bạn vào hoạt động?
– Bạn có thể trụ được nếu bạn không nhận lương hay không?
– Bạn gọi vốn thế nào?
[su_spacer]
Nếu như bạn xác định không có đủ vốn thì hãy dừng ngay việc đầu tư này lại. Đừng hi vọng rằng bạn có thể xoay vòng vốn trong quá trình kinh doanh. Đó là bài toán nguy hiểm. Có một bạn hỏi tôi cách đây mấy hôm là em có 100 triệu, em dự định mở quán 90 triệu, rồi sau đó em sẽ lấy tiền thu hàng ngày để làm vốn xoay vòng cho hoạt động kinh doanh. Tới đây thì chắc các bạn đã biết câu trả lời của tôi.
[su_spacer]
Lời khuyên của tôi:
– Hãy dự trù vốn đủ cho việc thành lập, đi vào hoạt động và duy trì hoạt động trong 6 tháng tới 1 năm, càng lâu càng tốt
– Hãy tiết kiệm các chi phí không cần thiết, những chi tiêu cho các khoản mục như trang trí cho đẹp mắt, trang bị xe cộ đi cho hoành tráng là bất hợp lí trong giai đoạn này
[su_spacer]
Vừa rồi là 5 bước bạn cần làm để đánh giá xem ý tưởng của mình có khả thi hay không.
Đạt tiêu chuẩn tất cả 5 bài kiểm tra này không có nghĩa rằng bạn sẽ 100% thành công.
Bạn cần phải nhớ rằng, ý tưởng chỉ là 1%, còn 99% còn lại là do cách bạn triển khai ý tưởng đó.
Hãy chia sẻ ý tưởng của bạn với những người khác để tìm ra những yếu điểm trong ý tưởng của mình.
Bạn đừng quên, những gì bạn định làm đều đã có sẵn trên thị trường, nên đừng lo việc người khác sẽ lấy mất ý tưởng của bạn
[su_spacer]
Tôi muốn bạn nhớ rằng, làm kinh doanh là con đường nhiều rủi ro. Vì vậy, hãy chuẩn bị kĩ để tránh những sai lầm cơ bản không đáng có
[su_spacer]
Bài viết này của tôi chỉ tập trung vào việc giúp bạn đánh giá xem bạn có đang thực tế với ý tưởng của mình hay không.
Có một phương án khởi nghiệp đang được áp dụng rộng rãi trong mấy năm gần đây trong giới khởi nghiệp: Lean Startup. Phương án này có thể loại trừ bớt một số rủi ro đối với khởi nghiệp trong một số lĩnh vực.
Nếu bạn thực sự quan tâm thì tôi sẽ giải thích về mô hình này trong thời gian tới đây
[su_spacer]
Hi vọng các bạn ủng hộ và chia sẻ những thông tin này nếu các bạn cảm thấy nó có giá trị
[su_spacer]
Nếu bạn có băn khoăn gì về khởi nghiệp khi mới bắt đầu, tôi sẵn sàng đưa ra lời khuyên cho bạn dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mình
————-
Tôi đã tạo ra “Bản kế hoạch Kinh doanh 1 trang“, sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả trong thời gian nhanh nhất TẠI ĐÂY
[su_spacer]
Bạn có thể xem thêm các video kiến thức của tôi tại Youtube Channel Coach Duy Nguyễn
[su_spacer]
Hoặc Facebook Chính Thức
————-
[su_spacer]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả
Xin chào