Khởi nghiệp không còn là một định nghĩa quá xa lạ trong thời đại hiện nay, nếu bạn đang ấp ủ mở một cửa hàng để kinh doanh hay cung cấp một dịch vụ thiết yếu nào đó thì bạn cần phải tham khảo 5 câu hỏi sau đây để bắt đầu công việc khởi nghiệp của mình.
Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để khởi nghiệp chưa chưa?
Tôi đề cập đến vấn đề tinh thần trước là bởi vì bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho mình một tư duy chấp nhận rủi ro và đương đầu với khó khăn kinh doanh khi khởi nghiệp, cũng giống như đi trên tàu lượn cao tốc đối với cảm xúc của bạn vậy lúc thì lên thì nhẹ nhàng, lúc xuống đột ngột và có lúc bạn lại rơi vào tình trạng hoảng loạn, sợ hãi tột độ.
Bạn đã có rất nhiều ý tưởng hay và hào hứng đưa ra cho khách hàng dùng thử với một hy vọng rằng bạn sẽ nhận lại những phản hồi tích cực. Tuy nhiên thực tế thì không ai quan tâm và để ý tới sản phẩm hay dịch vụ đó của bạn, khi đó bạn lại phải thay đổi là phải chỉnh sửa lại ý tưởng của mình lại đưa ra thử nghiệm và có thể lại tiếp tục thất bại. Thật không hề dễ dàng như bạn nghĩ. Bởi vì tôi đã từng trải qua rất nhiều lần như vậy khi mới bắt đầu thì bạn sẽ tự tin rằng tôi rất đam mê, tôi tràn đầy động lực và tôi luôn luôn nỗ lực.
Chúc mừng bạn đã có tư duy tích cực như vậy nhưng hãy nghĩ tiếp tới cái lúc mà điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Ví dụ như là bạn hết vốn để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh chẳng hạn mọi người đều không còn những suy nghĩ tự tin đó nữa. Tôi không muốn nói để bạn nhục chí mà tôi muốn bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần của mình ngay cả khi cái tình huống xấu nhất xảy ra thì bạn sẽ vẫn phải tiếp tục cố gắng.
Bạn có biết cách bán hàng và quảng bá ý tưởng của mình không?
Bất kể bạn định kinh doanh gì, ý tưởng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có độc đáo tới đâu thì bạn cần phải hiểu rằng công việc đầu tiên của chúng ta là marketing và bán hàng. Ta phải cho khách hàng biết rằng bạn là ai, bạn có gì khác biệt và tại sao những khách hàng của bạn cần phải sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang có.
Đừng nghĩ rằng bạn làm kỹ thuật bạn có thể thuê người làm sale, làm marketing và bạn có thể thành công từ đó. Hãy nhớ rằng đây là đứa con tinh thần của bạn sẽ không ai nghĩ thay cho bạn cả.
Bạn là một đầu bếp rất kinh nghiệm, bạn đã làm qua rất nhiều nhà hàng lớn nhỏ, khách sạn khác nhau đã có một tinh thần thép. Bởi vì bạn đã nhìn thấy tất cả mọi thứ có thể xảy ra trong lĩnh vực này trong toàn bộ thời gian làm thuê của mình giờ đây bạn muốn tự làm chủ muốn mở một nhà hàng nhỏ của riêng mình bạn vượt qua được câu hỏi thứ nhất bạn đã sẵn sàng. Vậy thì sau khi mở nhà hàng rồi, bạn sẽ bán hàng như thế nào bạn lại vẫn ở trong bếp. Để xào nấu, mặc cho nhân viên, chạy bàn của mình muốn phục vụ khách thế nào. Hoặc không cần quan tâm phản hồi khách hàng ra sao?
Bạn không thể làm như vậy được bạn phải tiếp xúc với khách hàng, phải lắng nghe các ý kiến khen chê, biết cách chào hàng và quảng cáo cái nhà hàng của bạn tới cho mọi người bạn đã có hiểu biết về các lĩnh vực đó hay chưa? Kĩ năng đầu tiên không phải là duy nhất, nhưng là quan trọng nhất để bắt đầu làm kinh doanh đó là bạn cần phải biết cách chào bám và quảng bá sản phẩm của mình dù bất kể đó là sản phẩm hay dịch vụ gì.
Bạn có hiểu về những con số trong kinh doanh hay không?
Để có thể tồn tại được trong hoạt động kinh doanh kh khởi nghiệp thì bạn bắt buộc phải có những kỹ năng về tài chính và kế toán trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Tôi tin chắc rằng không phải ai cũng thoải mái hay là thích thú với vấn đề này một trong những sai lầm phổ biến nhất của những người làm kinh doanh là không nắm được những con số về tình hình kinh doanh của mình. Đây cũng là một lý do vì sao mà khách đông nhưng vẫn phải bù lỗ do chi phí vận hành không hợp lý hay chi phí đầu vào quá cao hoặc là giá bán quá thấp.
Điều này lại càng nguy hiểm hơn khi bạn có ý định mở rộng quy mô kinh doanh của mình trong một mô hình nhỏ như là một tiệm tạp hóa hay một nhà hàng nhỏ thì bạn có thể dần dần nắm bắt được các con số nhưng nếu như chỉ nhìn vào những con số bán hàng mà quyết định tăng quy mô kinh doanh của mình thì bạn có thể đang mắc một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Bạn không thể lấy lý do là mình sẽ đi thuê những chuyên gia tài chính kế toán nhiều kinh nghiệm về quản lý cho mình.
Bạn có thực sự muốn giao toàn bộ số phận của đứa con tinh thần của mình, thậm chí có thể là của gia đình mình vào tay một người khác hay không?
Bạn có thể nào đưa ra quyết định tất cả quyết định của mình dựa trên 100% lời khuyên từ họ mà không cần đắn đo gì?
Lời khuyên của tôi đó là hãy dành thời gian để học những kỹ năng thiết yếu này, bạn không cần phải nắm được tất cả những nghiệp vụ chuyên sâu bạn chỉ cần vài cuốn sách, một cuốn sổ, một cây bút và thời gian để có thể nắm được những kĩ năng cơ bản về tài chính và kế toán doanh nghiệp điều này sẽ giúp bạn hiểu được những nhân viên kế toán của mình họ đang làm gì và có đúng hay không, thêm vào đó khi bạn mới bắt đầu kinh doanh thì việc tự cân đối và quản lý tài chính sẽ giảm cho bạn một gánh nặng về chi phí lúc mới bắt đầu.
Bạn có đủ vốn để duy trì kinh doanh thời gian đầu khởi nghiệp không?
Hầu hết mọi người khi bắt đầu sẽ sử dụng vốn tự có hoặc là vốn của gia đình bạn bè cho vay mượn, rất nhiều người suy nghĩ rằng sẽ tìm cách xoay sở trong cái thời gian đầu của kinh doanh để có thêm vốn. Bạn có 100 triệu để khởi nghiệp, bạn dành tới 90 triệu đồng để mở cửa hàng, trà sữa và nghĩ rằng các khoản chi phí khác bạn sẽ lấy ra từ doanh thu hàng ngày của quán.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là nếu như bạn không có doanh thu hoặc là doanh thu thấp thì sao?
Hoặc như gặp đợt dịch covid- 19 vừa rồi chẳng hạn, thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Chắc chắn rằng bạn sẽ không có cách nào để giải quyết.
Khi mà tiền thuê nhà, tiền, nhân công, tiền vật tư vẫn phải trả đều đặn hàng tháng hàng tuần, trừ khi bạn có một hợp đồng đặt hàng dài hạn.
Lời khuyên của tôi đối với bạn trong vấn đề này đó là hãy chuẩn bị đủ vốn để duy trì trong thời gian đầu ít nhất là 6 tháng cho tới 1 năm trong trường hợp bạn không có thu nhập từ hoạt động kinh doanh đó. Hãy hạn chế đầu tư vào các hạng mục không thực sự cần thiết khi mới bắt đầu ví dụ như việc lắp thêm một chiếc đèn trang trí vài triệu đồng chỉ để làm chỉ để làm cho một góc quầy của bạn bắt mắt hơn là không cần thiết.
Tôi biết bạn có rất nhiều ý tưởng hay bạn nghĩ là có thêm chiếc đèn đó thì gian hàng của bạn sẽ lung linh rực rỡ hơn. Khách hàng có thể sẽ trầm trổ nhưng hãy nghĩ xem họ đến với bạn là vì sản phẩm và dịch vụ của bạn hay là vì chiếc đèn đó hãy sử dụng vốn của mình một cách hợp lý ngoài ra một lời khuyên nhỏ nhưng rất quan trọng đối với bạn đó là đừng đầu tư quá mức cho phép của mình đừng vay nặng lãi, thế chấp toàn bộ nhà cửa tài sản để rồi khi xảy ra rủi ro, vợ chồng, con cái của bạn sẽ chịu thiệt thòi.
Tôi biết rất nhiều chương trình truyền hình đưa ra những nhân vật dám mạo hiểm tất cả để thành công, họ đã làm được nhưng tỷ lệ những người như vậy là vô cùng nhỏ. Tôi không muốn bạn rơi vào con số còn lại hãy đầu tư có trách nhiệm.
Bạn đã có một kế hoạch kinh doanh cụ thể hay chưa?
Rất nhiều người hiện nay coi nhẹ vai trò của việc viết ra một bản kế hoạch kinh doanh trước khi khỏi nghiệp, rất nhiều người hô hào những câu tuyên ngôn những câu khẩu hiệu như: Đừng nghĩ nhiều hãy cứ làm đi hay Làm ăn là phải nắm bắt thời cơ, suy nghĩ là mất cơ hội, làm tới đâu thì tính tới đó
Đối với tôi thì những câu nói đó cũng có thể đúng một phần nhưng chỉ thực sự hiệu quả khi bạn đã có một sự chuẩn bị tốt còn nếu như bạn nghĩ rằng chỉ cần như vậy là đủ thì chào mừng bạn đã đến với canh bạc của cuộc đời bạn. Không cần thiết phải ngồi viết ra hàng trăm trang giấy cho một kế hoạch kinh doanh trong trường hợp bạn không dùng nó để đi gọi vốn hoặc là kêu gọi đầu tư sẽ chẳng có tác chẳng có tác dụng gì nếu như bạn mở một tiệm tạp hóa mà phải ngồi viết phân tích marketing brand hay những biểu đồ đẹp mắt, bản kế hoạch kinh doanh.
Tôi muốn bạn viết ra chỉ cần vài cái gạch đầu dòng cho những hạng mục mà bạn bắt buộc phải nghĩ tới cuốn sổ, một cây bút gạch ra những cái phân tích và tính toán của mình vậy là đủ để bạn dự tính cho kế hoạch kinh doanh của bạn. Mục đích chính của bản kế hoạch kinh doanh là bạn phải tính toán hết được tất cả những khía cạnh quan trọng của việc đầu tư từ nội dung sản phẩm cách thức quảng cáo dịch vụ khách hàng đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường, kế hoạch sử dụng vốn, phân tích rủi ro có thể xảy ra, định hướng phát triển, tầm nhìn và ngay cả cái kế hoạch rút lui.
Những cái gạch đầu dòng đó là không thể bỏ qua được nó giống như việc bạn muốn đi chợ nấu bữa tối ngon cho cả nhà nhưng không biết mình định nấu gì, mua ở đâu, cách nấu thế nào rồi thì có ai trong nhà bị dị ứng với nguyên liệu nào hay không và bạn có đủ tiền để đi chợ hay không ngay cả việc nhỏ nhất như vậy bạn cũng cần phải lên kế hoạch thì tại sao bạn lại bỏ qua nó khi quyết định kinh doanh.
Trên đây là 5 câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu quyết định đầu tư tiền và thời gian công sức của mình khi khởi nghiệp. Bạn hãy nhớ rằng kinh doanh là một hoạt động đầu tư với rất nhiều rủi ro bạn sẽ không thể loại bỏ được hết tất cả những rủi ro mà chỉ có thể hạn chế và quản lý rủi ro tốt nhất bằng việc chuẩn bị cho mình cả về tinh thần về tài chính và những kỹ năng cần thiết.
—-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé