[su_spacer]
Đối với người mới khởi nghiệp hoặc những người làm kinh doanh nhỏ thì thường người chủ hoặc người sáng lập sẽ phải trực tiếp làm và kiểm soát rất nhiều vấn đề, từ sản xuất, bán hàng, dịch vụ khách hàng, rồi quản lí tài chính, vân vân.
Đối với người mới khởi nghiệp hoặc những người làm kinh doanh nhỏ thì thường người chủ hoặc người sáng lập sẽ phải trực tiếp làm và kiểm soát rất nhiều vấn đề, từ sản xuất, bán hàng, dịch vụ khách hàng, rồi quản lí tài chính, vân vân.
Bạn không có được quy mô và nguồn lực như các công ty lớn để có thể thuê những người có kinh nghiệm để bạn tập trung điều hành.
[su_spacer]
Vì vậy, một điều rất hay xảy ra, đó là người sáng lập chỉ tập trung vào một lĩnh vực mà người đó có thế mạnh.
Nếu như sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt, và có doanh số tốt, thì đó là một tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên, nếu bạn không theo dõi được các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp thì sẽ rất khó để tìm ra cách thức để phát triển và mở rộng.
Vì vậy, Hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho bạn 5 chỉ số rất quan trọng mà một khởi nghiệp hay một doanh nghiệp nhỏ nên theo dõi một cách thường xuyên?
[su_spacer]
lượng truy cập trang web và hành vi của người xem
[su_spacer]
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ hiện nay đều có một trang web cho riêng mình, đặc biệt là các mô hình kinh doanh online thì đây là công cụ bán hàng chính của bạn.
Ngoài việc bạn cần phải có một trang web bán hàng được thiết kế phù hợp với sản phẩm của bạn ra, thì bạn còn phải tối đa hóa lượng truy cập vào trang web và tối ưu hóa thiết kế để đẩy mạnh việc bán hàng.
[su_spacer]
Việc theo dõi thường xuyên sốlượng người truy cập và hành vi người những người đó khi họ tới trang web của bạn sẽ giúp bạn làm tăng tỉ lệ chuyển đổi từ người xem tới người mua hàng.
Và để làm được điều này hiệu quả thì bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics (miễn phí) để theo dõi những thông tin này.
Ngoài ra, tìm hiểu xem bạn đang xếp hạng thế nào trên hệ thống tìm kiếm Google Search Engine giúp bạn kết nối được tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn để làm tăng doanh thu.
[su_spacer]
Mức độ hài lòng của khách hàng
[su_spacer]
Đối với doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp mới bắt đầu thì mức độ hài lòng của khách hàng là điều quyết định sự tồn tại hay thất bại.
Bạn không có được lợi thế từ thương hiệu lâu năm để có thể phạm sai lầm từ giai đoạn đầu tiên.
Trong thời đại mà kết quả kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào lượng review thì bạn phải thật thận trọng và thường xuyên theo dõi độ hài lòng của khách.
[su_spacer]
Hãy thường xuyên khảo sát ý kiến khách hàng để điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ.
Và quan trọng nhất, phải hành động ngay lập tức khi có phản hồi của khách hàng, đặc biệt là những phản hồi không tốt.
Đừng né tránh mà hãy giải quyết một cách chuyên nghiệp.
Bạn có thể biến những khách hàng khó tính nhất thành khách hàng trung thành và tạo niềm tin cho khách hàng mới.
[su_spacer]
Mạng xã hội
[su_spacer]
Nếu bạn có xây dựng thương hiệu của mình qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter hay Youtube thì điều quan trọng là bạn phải nắm được phản hồi của khách hàng trên những kênh này, bởi đây là công cụ tốt nhất để bạn tương tác và tìm hiểu khách hàng của mình hiệu quả nhất.
Qua những mạng lưới này, bạn có thể phân tích được những khách hàng hiện tại của mình là ai, dựa vào các thông số như tuổi tác, sở thích, giới tính, vân vân, để bạn điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi được mức độ trung thành của khách với thương hiệu của bạn. Đây cũng là một công cụ tốt để làm tăng mức độ hài lòng của khách cho doanh nghiệp của bạn.
[su_spacer]
các chỉ số tài chính
[su_spacer]
Đã làm kinh doanh thì bạn phải hiểu được các con số của mình.
Có rất nhiều các chỉ tiêu về tài chính cho doanh nghiệp nhỏ bạn cần phải nắm được, ví dụ như tỉ suất lợi nhuận, dự báo dòng tiền, tốc độ tăng trưởng doanh thu, hệ số quay vòng hàng tồn kho vân vân.
Tôi sẽ có một video khác để nói kĩ hơn về các chỉ số này.
Bạn cũng có thể dùng các phần mềm tài chính kế toán để thiết lập ra các chỉ số tài chính.
Tuy nhiên, sau cùng thì bạn phải năm được các con số để biết được hiệu quả của hoạt động kinh doanh của mình để có các hành động kịp thời.
[su_spacer]
hiệu quả làm việc của nhân viên
[su_spacer]
Nếu bạn có thuê nhân viên thì bạn nên nắm được hiệu suất làm việc của họ để biết được năng suất và sự hiệu quả trong các công việc họ được giao.
Chỉ sốnày phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn thuê công nhân sản xuất thì đó là sốlượng sản phẩm họ làm được trong một giờ hoặc một ngày, nếu bạn có nhân viên sales thì đó là doanh số bán hàng của họ.
[su_spacer]
Cố gắng so sánh chỉ số này giữa các nhân viên và với mặt bằng chung trong lĩnh vực của bạn.
Tất nhiên là bạn không muốn mang ra để nói với các nhân viên của mình để làm giảm tinh thần của họ.
Bạn hãy giữ những con số đó cho riêng mình, hoặc có những cách hiệu quả để thúc đẩy động lực làm việc.
Tuy nhiên, nếu bạn theo dõi được hiệu quả làm việc của nhân viên thì có thể đưa ra những hành động để làm tăng năng suất, ví dụ như cân nhắc xem nếu sử dụng máy tính bảng thay vì viết giấy thì khả năng tăng năng suất là bao nhiêu.
[su_spacer]
Như vậy là tôi đã chia sẻ với bạn 5 chỉ số mà doanh nghiệp nhỏ cần chú ý tới.
Tôi biết là bạn rất bận, rất nhiều thứ phải lo nghĩ.
Tuy nhiên, nếu mà bạn bận tới mức không có khả năng theo dõi được hiệu quả kinh doanh của mình, ngay cả khi đã làm 14-16 tiếng một ngày thì bạn phải xem xét lại việc quản lí của mình.
Có lẽ đã đến lúc bạn cần phân bổ công việc cho những người khác để có thể thực sự kiểm soát và lãnh đạo doanh nghiệp của bạn.
[su_spacer]
————-
Tôi đã tạo ra “Bản kế hoạch Kinh doanh 1 trang“, sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả trong thời gian nhanh nhất TẠI ĐÂY
[su_spacer]
Bạn có thể xem thêm các video kiến thức của tôi tại Youtube Channel Coach Duy Nguyễn
[su_spacer]
Hoặc Facebook Chính Thức
————-
[su_spacer]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả
Xin chào