fbpx

5 điều để trở thành một người huấn luyện viên cho nhân viên!

Theo một kết quả nghiên cứu về tâm lý của những người được giao cho công việc thuộc về thế mạnh của mình thì họ sẽ hào hứng và tập trung cao hơn gấp 6 lần so với việc họ phải làm những những cái công việc mà họ không có thế mạnh. Một khi bạn đã biết được thế mạnh của mỗi một thành viên và hướng phát triển mong muốn của họ thì đó là lúc tốt nhất để bạn bắt đầu giúp họ phát triển hơn.

Nội dung bài viết

lãnh đạo thành công

Bài viết này sẽ giúp bạn trở thành một người trưởng nhóm, người lãnh đạo, người huấn luyện viên được tôn trọng, yêu mến và nhận được sự ủng hộ từ những người thuộc quyền quản lý của mình. Với phương pháp này thì bạn sẽ xây dựng và phát triển được hết khả năng của đội nhóm mà bạn đang đảm nhiệm. Hãy trở thành người coach đối với nhân viên nếu như bạn đang giữ vai trò là một người lãnh đạo. Nếu như trước đây một người lãnh đạo là người phải có tất cả các câu trả lời cho mọi tình huống, một người phải biết ra mệnh lệnh và chỉ đạo cho nhân viên của mình làm tất cả mọi việc. Hay nói cách khác, phần lớn thời gian thì người nhân viên chỉ nghe theo yêu cầu của người quản lý để thực hiện công việc.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi và bạn cũng cần phải thay đổi nếu như bạn vẫn tư duy theo cách cũ. Đó có một vấn đề thế này, môi trường kinh doanh hiện nay thay đổi quá nhanh chóng bởi tác động của công nghệ, của các hình thức kinh doanh mới bởi sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Chính vì vậy mà toàn bộ doanh nghiệp cũng phải luôn luôn sẵn sàng để đón nhận và thích ứng với những cái thay đổi đó. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp của bạn vẫn vận hành theo cách cũ, tức là trên bảo dưới nghe thì có nghĩa rằng phần lớn nhân sự trong doanh nghiệp của bạn sẽ luôn ở trong tình trạng bị động trước mọi tình huống.

Ví dụ: Trường hợp taxi công nghệ vào Việt Nam lần đầu tiên, các hãng xe taxi truyền thống gần như là bị bất ngờ và không thể thích ứng chuyển đổi được chính mình. Trừ việc là đi kiện tụng để đòi quyền lợi trong cạnh tranh, đó là bởi khi thay đổi xảy ra toàn bộ cái hệ thống đó không kịp để thích ứng và buộc phải tự vệ theo cách tiêu cực.

lời khen của khách hàng

Chính vì lý do đó, trong một môi trường kinh doanh hiện đại như ngày nay, các doanh nghiệp muốn những người lãnh đạo của mình có thể trở thành một người huấn luyện viên để xây dựng cho các thành viên trong công ty có cơ hội được phát huy hết khả năng của mình, đồng thời có thể linh hoạt hơn khi doanh nghiệp cần phải thay đổi.

Tuy nhiên, cái cách thức quản lý và tư duy lãnh đạo ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa vẫn là còn đang theo lối tư duy cũ. Vậy thì thế nào là một người lãnh đạo hiệu quả với tư duy của một người huấn luyện viên?

5 điều bạn cần phải làm để trở thành một người huấn luyện viên cho nhân viên của mình:

Thứ nhất, bạn không được phép thể hiện rằng mình là một người có vị thế cao, có quyền áp đặt nhân viên

Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất mối quan hệ của một người huấn luyện viên với những người đi theo mình là mối quan hệ hỗ trợ nó không thể được xây dựng theo cách là người ở vị trí cao hơn thì sử dụng sức mạnh của mình để áp đặt cho những người có vị trí thấp hơn tại nơi làm việc.

bạn không được phép thể hiện rằng mình là một người có vị thế cao, có quyền áp đặt nhân viên 

Thay vào đó, người huấn luyện viên sẽ hướng dẫn hợp tác để cả 2 cùng đạt tới mục tiêu chung của người nhân viên. Người coach sẽ chỉ có trách nhiệm là hướng dẫn định hướng, có thể cung cấp những công cụ cần thiết, nhưng cái người nhân viên sẽ phải tự lên kế hoạch tự xây dựng những công việc cần thiết để đạt được cái mục tiêu đó, tự chịu trách nhiệm với kết quả mà mình làm được.

Nếu bạn không biết tự nhận trách nhiệm cho những gì mình làm thì sẽ không thể phát triển tốt được.

Điều thứ 2, biết được điểm mạnh của mỗi nhân viên

Quản lý với vai trò của một người huấn luyện viên không phải là một công việc có một khuôn mẫu để có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Điều quan trọng ở đây là bạn cần phải biết cách thay đổi cách thức của mình sao cho phù hợp và tập trung vào điểm mạnh của mỗi người mà bạn đang hướng dẫn.

Bạn hãy nhớ điều này: Mỗi thành viên có một ưu điểm riêng và sẽ mang tới những giá trị riêng đóng góp riêng cho cả nhóm. Với vai trò quản lý của mình thì bạn cần phải tìm ra đâu là thế mạnh của mỗi người để giúp họ phát triển tốt những kỹ năng đó bằng các cách thức riêng, phù hợp với từng người.

biết được điểm mạnh của nhân viên

Bên cạnh đó, cái việc bạn nắm rõ được những kỹ năng vượt trội của từng nhân viên trong nhóm sẽ giúp bạn hiểu rõ được những kỹ năng tốt mà bạn có trong cả nhóm của mình. Ai phù hợp, làm việc gì hơn cho hiệu quả cao hơn. Như vậy thì bạn sẽ lên được những kế hoạch hoạt động hiệu quả nhất cho cả nhóm và cho từng nhân viên.

Theo một kết quả nghiên cứu về tâm lý của những người được giao cho công việc thuộc về thế mạnh của mình thì họ sẽ hào hứng và tập trung cao hơn gấp 6 lần so với việc họ phải làm những những cái công việc mà họ không có thế mạnh. Đó là một điều rất quan trọng.

Điều thứ 3, hãy biết cách trao quyền giao trách nhiệm cho nhân viên của mình

Một khi bạn đã biết được thế mạnh của mỗi một thành viên và hướng phát triển mong muốn của họ thì đó là lúc tốt nhất để bạn bắt đầu giúp họ phát triển hơn bằng cách đưa những cái kỹ năng thế mạnh đó của họ vào thực tế, hãy bắt đầu giao trách nhiệm nhiều hơn theo lĩnh vực thế mạnh của mỗi người.

trách nhiệm

Ví dụ: Nếu bạn nhận thấy một nhân viên có kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc tốt thì hãy giao cho họ một dự án nhỏ và tự sắp xếp, tự quản lý theo cách của họ. Bạn chỉ đứng một bên đứng bên ngoài quan sát hướng dẫn hoặc là cung cấp cho họ những công cụ mà họ còn thiếu khi đã được giao trách nhiệm rồi thì người nhân viên đó sẽ tự mình học hỏi và phát triển nhanh hơn.

Bạn hãy nhớ rằng: Cách tốt nhất để có thể phát triển một ai đó đó là hãy để họ tự làm, hãy cho họ quyền tự chủ và cho họ thấy rằng bạn tin tưởng vào năng lực của họ. Ngoài ra, một điều quan trọng khác đó là bạn hãy nói để cho nhân viên của mình biết rằng bạn không kỳ vọng sự đột phá chỉ trong một thời gian ngắn.

Bạn hiểu rằng sự tiến bộ, sự phát triển là cả một quá trình và sẽ có những lỗi lầm, những sai lầm, bạn biết điều đó và thường xuyên hỏi han, kiểm tra để hỗ trợ. Nếu như nhân viên của mình gặp khó khăn như vậy thì người được bạn hướng dẫn sẽ không bị áp lực quá lớn và luôn tự tin vào chính bản thân của mình.

khóa học kỹ năng bán hàng Coach Duy Nguyễn

Điều thứ 4, hãy biết cách đặt những câu hỏi cần thiết

Một lần nữa câu hỏi là một vũ khí có sức mạnh rất lớn không chỉ trong bán hàng mà trong cả hoạt động đào tạo và huấn luyện viên của mình, trong trường hợp này, bạn cần phải hỏi xem nhân viên của mình muốn được học hỏi thêm những điều gì. Không nên chỉ dựa vào cái thế mạnh của họ mà bạn đã nhận ra và đưa ra một chương trình phát triển cho nhân viên đó theo ý của bạn.

Hãy trao đổi thường xuyên 2 chiều bởi vì trong cái quá trình đó có thể họ sẽ nhận ra những thế mạnh còn tiềm ẩn mà họ không biết.

Ví dụ: Một trong những người quản lý chính ở công ty tôi ngày trước có xuất phát từ một thợ tay nghề, mặc dù tôi biết là anh này rất đam mê với công việc kỹ thuật của mình nhưng trong quá trình quản lý, tôi nhận ra rằng anh ấy rất giỏi trong việc sắp xếp công việc và phân chia trách nhiệm cho từng thành viên trong nhóm. Và khi trao đổi, tôi hỏi và biết rằng anh nhân viên này cảm thấy mình có trách nhiệm cao hơn khi phải đứng ra phân chia công việc và hướng dẫn những người khác.

Hãy thường xuyên đặt ra những câu hỏi để khai thác hết những điều mà bạn không thể nhìn thấy ở mỗi thành viên trong nhóm của mình.

Điều thứ 5, đưa ra phản hồi là cách tốt nhất để bạn hướng dẫn một ai đó.

Đây là điều mà nhiều người quản lý không làm tốt, đó là không đưa ra phản hồi để giúp cho nhân viên của mình hoàn thiện công việc hơn. Bạn hãy nhớ điều này: Không ai có thể phát triển nếu như không có những phản hồi mang tính chất xây dựng để họ có thể trở nên tốt hơn. Nếu như nhân viên của bạn không biết đâu là điểm cần phải cải thiện, đâu là điểm cần hạn chế, đâu là sai lầm, đâu là cái lỗi lầm cần phải sửa đổi thì làm sao họ biết để mà thay đổi.

Phản hồi ở đây không chỉ có việc là cần phải sửa chữa, cần thay đổi mà nó còn là những cái lời khen, những lời động viên kịp thời để làm tăng động lực làm việc, tăng cái sự gắn bó trong tập thể và tăng thêm mối quan hệ giữa người nhân viên với người quản lý.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam