fbpx

5 điều giúp bạn kiểm soát được áp lực

Nếu như bạn luôn đồng ý giúp mọi người trong tất cả các công việc, đồng ý nhận tất cả các công việc được sếp giao cho. Điều này khiến cho bạn đôi khi cảm thấy bị quá tải và bị căng thẳng. Đôi khi chính bạn lại tự tạo ra áp lực cho mình và căng thẳng theo cái cách này hoặc bạn cho phép mình làm nhiều việc cùng một lúc – Multitasking.

Nội dung bài viết

Đã bao giờ bạn cảm thấy có quá nhiều việc cần phải làm mà không biết nên bắt đầu từ đâu? Đôi khi bạn cảm thấy mình bị áp lực từ việc những người xung quanh, người thân kỳ vọng quá nhiều vào bản thân bạn… Nếu như câu trả lời của bạn là có trong bất kỳ câu hỏi vừa rồi thì bài ngày hôm nay sẽ chia sẻ với bạn cách để kiểm soát được áp lực, căng thẳng và biến nó thành đòn bẩy để giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

Điều Thứ Nhất, Chúng Ta Đều Biết Rằng Áp Lực Có Thể Đến Từ 2 Nguồn Khác Nhau

Áp lực nội tại

Là do bạn đặt ra mục tiêu quá cao cho bản thân, ép mình phải đạt được những điều mà có thể chưa thực hiện được ngay tại thời điểm hiện tại. Đôi khi bạn ép mình phải thỏa mãn những kỳ vọng của người khác là những áp lực do chính bạn tạo ra cho bản thân của mình,

Ví dụ: Bạn phải thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng như các anh em trong nhà… đó là một loại áp lực.

Áp lực

Áp lực từ môi trường bên ngoài

Có thể là do con người hoặc những yếu tố mà bạn không có khả năng kiểm soát.

Ví dụ: Bạn muốn làm nghệ thuật trong khi bố mẹ của bạn lại muốn bạn học vào kinh tế hoặc trở thành bác sĩ, kỹ sư… Đó là những áp lực đến từ bên ngoài.

Để có thể kiểm soát được áp lực của mình thì bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc của những áp lực đó đến từ đâu? Bởi vì đôi khi cái cách suy nghĩ của bạn sẽ khiến cho bạn nhầm lẫn giữa 2 loại áp lực này.

Điều Thứ 2 Đó Là Bạn Cần Phân Biệt Giữa Áp Lực Và Căng Thẳng

Chúng khá là khác nhau, căng thẳng sẽ chỉ mang lại cho bạn hiệu ứng tiêu cực khiến bạn không đạt được kết quả tốt cho công việc mình đang làm. Nhưng áp lực đôi khi lại có thể mang lại hiệu ứng tích cực giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất.

áp lực và căng thẳng

Ví dụ: Bạn có cảm thấy đôi khi mình làm việc nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn khi có áp lực về thời gian. Chính vì vậy mà rất nhiều người thích có cảm giác được ai đó thúc giục thì sẽ có thêm động lực để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, nếu không thì sẽ trì hoãn và không bao giờ bắt tay vào việc.

Tuy nhiên, nếu như áp lực lên quá cao thì sẽ gây ra căng thẳng – stress và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của công việc mà bạn đang làm. Chính vì thế, tìm ra điểm tối ưu và kiểm soát được cái áp lực của bản thân mình là một cách giúp bạn đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

5 Việc Bạn Cần Phải Làm Để Kiểm Soát Áp Lực Của Bản Thân Bạn:

Thứ nhất, hãy xác định xem đâu là những việc thường gây ra áp lực cho bạn.

Ví dụ: Bạn có thể cảm thấy áp lực mỗi khi nhận được hóa đơn điện, nước bảo vệ, được thông báo phải đóng tiền học phí, các loại tiền ảo khác. Bạn thấy áp lực mỗi khi phải nói chuyện với sếp về vấn đề chỉ tiêu, doanh số hàng tháng…

Đó có thể là một điều diễn ra thường xuyên đôi khi khiến cho bạn cảm thấy áp lực. Bạn phải xác định xem những chuyện gì là yếu tố khơi gợi khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy áp lực.

khóa học kỹ năng bán hàng Coach Duy Nguyễn

Thứ 2, hãy chia nhỏ công việc và xác định mức độ ưu tiên để giải quyết từng công việc nhỏ. Một nếu như bạn cảm thấy phải đối mặt với những nguồn áp lực lớn

Ví dụ: Bạn cảm thấy áp lực, bởi vì chỉ tiêu doanh số đưa ra cao: Một tháng mà phải đặt doanh số là bán được 20 chiếc xe hơi, nếu như bạn chỉ chăm chăm nhìn vào con số 20 chiếc xe đó thì điều đó chắc chắn sẽ biến thành áp lực thành sự căng thẳng. Việc bạn cần làm đó là hãy xác định xem để bán được 20 chiếc xe thì bạn phải liên hệ bao nhiêu khách hàng tiềm năng? Khi đó thì thay vì tập trung vào con số phải bán được 20 chiếc xe thì bạn biết rằng mình chỉ cần gọi 3 cuộc gọi điện thoại mỗi ngày cho khách hàng mới là được.

Đó là điều hoàn toàn đơn giản, bạn sẽ không còn bị cảm thấy căng thẳng, cảm thấy áp lực cho công việc và cái áp lực mà bạn có nó sẽ giảm đi xuống mức vừa đủ để bạn có thể hoàn thành chỉ tiêu của mình.

Thứ 3, hãy xác định rõ ranh giới trong công việc của mình để không bị quá tải.

ranh giới áp lực

Nếu như bạn luôn đồng ý giúp mọi người trong tất cả các công việc, đồng ý nhận tất cả các công việc được sếp giao cho. Điều này khiến cho bạn đôi khi cảm thấy bị quá tải và bị căng thẳng.

Đôi khi chính bạn lại tự tạo ra áp lực cho mình và căng thẳng theo cái cách này hoặc bạn cho phép mình làm nhiều việc cùng một lúc – Multitasking. Đó là cách nhanh nhất để phá hủy đến cái hiệu quả trong năng suất làm việc của bạn. Chính cái cảm giác lúc nào cũng phải trả lời email, trả lời điện thoại họp hành làm báo cáo thường xuyên khiến bạn cảm thấy mình quá bận rộn nhưng không hoàn thành được việc gì như ý muốn.

Nó tạo ra cho bạn thêm nhiều áp lực và căng thẳng cho chính bản thân. Vì vậy, cái việc thứ 3 bạn cần làm đó là hãy tạo ra cho mình những ranh giới rõ ràng trong cuộc sống và trong công việc. Khi bạn đã làm đủ khả năng của mình thì hãy sẵn sàng nói lời từ chối để nhận thêm việc mới nếu như không có quá quan trọng. Đặc biệt, đừng mong làm nhiều việc cùng một lúc

Thứ , hãy giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh và tỉnh táo

Đây là điều rất quan trọng để bạn giảm áp lực mỗi ngày. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu như bạn bắt đầu một ngày mới trong trạng thái luôn luôn mệt mỏi, thiếu ngủ, cái bụng thì đói mà bạn phải uống cà phê liên tục để giữ cho mình tỉnh táo thì bạn sẽ xử lý công việc trong ngày hôm đó như thế nào?

giữ một cơ thể tỉnh táo

Tất nhiên là mọi thứ sẽ diễn ra theo chiều hướng bất lợi cho bạn. Bạn không có đủ năng lượng và không đủ tỉnh táo để giải quyết những thử thách của một ngày mới, nó sẽ là một chuỗi Domino, tức là ngày này kéo theo người khác và bạn sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái căng thẳng hoàn toàn. Chính vì vậy, chế độ ăn uống tốt cùng với vận động thể dục thể thao mỗi ngày sẽ giúp cho bạn làm mới lại bộ não của mình và nạp năng lượng cho những ngày tiếp theo. Đừng coi thường những việc đó.

Thứ 5, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.

Bạn nên nhớ điều này nếu như các vấn đề trong cuộc sống và trong công việc vượt quá khả năng kiểm soát của bạn thì đừng ngần ngại mà tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác.
Bạn có thể không hình dung hết được cái tác hại của sự căng thẳng, do áp lực trong cuộc sống, công việc mang lại, nó có thể biến bạn trở thành một người khác hoàn toàn và hủy hoại đi mọi thứ.

Vì thế, đừng đối mặt với căng thẳng một mình. Đôi khi chúng ta chỉ cần có một người để có thể tâm sự, giải tỏa cũng đủ để bạn có thể xóa tan sự căng thẳng.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam