Vậy thì làm thế nào để giúp cho khách hàng ở lại với bạn lâu hơn và tiếp tục ủng hộ bạn trong thời gian tới? Nếu như đây là điều bạn quan tâm thì bài viết này dành cho bạn vì hôm nay Duy sẽ chia sẻ với bạn 6 cách để giúp khách hàng trung thành thường xuyên quay trở lại với bạn hơn trong bán hàng và trong kinh doanh.
Trước hết, chúng ta đều biết những lợi ích của việc xây dựng những khách hàng trung thành, tức là những người thường xuyên quay trở lại để ủng hộ cho bạn. Ngoài những lợi ích về chi phí tìm kiếm khách hàng mà Duy vừa nói tới thì một người khách hàng trung thành sẽ giới thiệu những bạn bè, những người thân, những mối quan hệ trong cái mạng lưới của họ để tới ủng hộ bạn và khi đó thì chi phí tìm kiếm khách hàng mới của bạn còn thấp hơn nhiều nữa.
Những khách hàng trung thành cũng sẽ mua nhiều hơn và họ sẽ là những người đồng hành cùng bạn trong những cái lúc khó khăn nhất. Đây là 6 cách để bạn tạo dựng được những khách hàng trung thành. Những cách này có thể áp dụng cho bất cứ hoạt động kinh doanh nào mà bạn nên thử nghiệm từng cách một hoặc cả 6 cách này để biến những khách hàng hiện tại trở thành những khách hàng trung thành trong tương lai.
Cách thứ nhất, điều chỉnh giá dành cho những khách hàng quay trở lại
Đây là điều đơn giản nhất và hiệu quả để khiến cho khách hàng thích thú và muốn quay trở lại với bạn có đúng không? Đó là bạn sẽ có một chính sách giá ưu đãi hơn không nhiều thì ít nhưng mà cũng khiến cho khách hàng hiện tại cảm thấy họ được trân trọng khi quay trở lại tiếp tục ủng hộ cho công việc kinh doanh của bạn.
Bởi vì nếu như họ đã hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của bạn ở lần mua đầu tiên rồi thì không có lý do gì mà họ lại không quay trở lại để tiếp tục mua nếu như họ nhận được cái mức giá ưu đãi hơn dù chỉ một chút.
Ví dụ, bạn có thể tặng một voucher giảm giá vào email cho khách hàng nếu như họ sử dụng cái voucher đó cho lần mua tiếp theo hay là bạn có thể thiết kế ra những lợi ích khác liên quan tới sản phẩm và giá như là miễn phí vận chuyển, hoặc là bất cứ cái chương trình đặc biệt nào liên quan tới giá bán cho khách hàng…
Đó sẽ là những hoạt động rất hiệu quả để khách hàng quay trở lại với bạn trong những lần tiếp theo.
Cách thứ 2, thực hiện các hoạt động Proceeding và Upselling một cách hiệu quả
Nếu bạn không biết Proceeding và Upselling là gì thì tôi sẽ giải thích cho bạn đơn giản như thế này.
Proceeding là khi khách hàng và mua điện thoại bạn giới thiệu và bán thêm được một chiếc ốp lưng vỏ bao điện thoại, tức là bạn bán thêm các dịch vụ liên quan tới sản phẩm chính mà khách hàng muốn mua. Còn Upselling là khi bạn có khách hàng tới mua một chiếc iPhone 10 mà bạn bán thành công chiếc iPhone 13. Đó là bạn đã bán được phiên bản cao hơn, tất nhiên là tiền nhiều hơn rồi so với cái dự định ban đầu của khách.
Vậy thì vì sao các hoạt động này lại có thể giúp cho khách hàng trở thành những người trung thành với thương hiệu với sản phẩm của bạn.
Đó là bởi vì nếu như bạn Proceeding và Upselling đúng cách thì khách hàng sẽ cảm nhận bạn là người hiểu về nhu cầu cá nhân của họ và quan tâm tới họ.
Ví dụ, khách hàng chỉ vào đơn giản và tiệm cắt tóc của bạn để cắt tóc và trong khi cắt tóc thì bạn trao đổi với khách hàng và bạn nói rằng tóc của họ rất đẹp. Nhưng có vẻ chưa được chăm sóc tốt lắm, khi đó thì khách hàng cũng đồng tình rằng họ bận rộn quá cho nên không có nhiều thời gian nên dù mái tóc rất dày và đẹp nhưng họ không được chăm sóc như ý muốn. Vậy là bạn đề xuất họ thử dùng dịch vụ giữa tóc của bạn chăm sóc tóc mỗi 2 lần/tháng giúp cho tóc luôn khỏe và óng mượt như khách hàng mong muốn.
Tất nhiên là khách hàng sẽ dùng và họ sẽ rất hài lòng khi thấy hiệu quả từ dịch vụ thêm đó của bạn. Họ nghĩ rằng bạn thực sự thấu hiểu nhu cầu của họ và sẽ trở thành khách hàng thân quen tại cửa hàng.
Một cách để bạn có thể lên kế hoạch cho việc Proceeding và Upselling này, đó là hãy xem lại các dữ liệu về bán hàng của khách hàng để trả lời 4 câu hỏi như sau:
- Những sản phẩm nào khách hàng thường mua cùng với nhau?
- Những sản phẩm nào có thể có cái hiệu quả bổ sung cho nhau, tạo ra kết quả tốt hơn nữa khi được sử dụng cùng lúc?
- Những sản phẩm nào có các phiên bản hay là các thương hiệu cao cấp hơn để bạn có thể đề xuất với khách hàng?
- Sản phẩm hay dịch vụ nào có thể đưa ra cho khách hàng dùng thử?
Đó là 4 câu hỏi để giúp bạn xác định được những sản phẩm hay dịch vụ nào có thể đưa vào các hoạt động Proceeding và Upselling cho khách hàng.
Cách thứ 3, xây dựng chương trình dành cho khách hàng trung thành
Đây là cách mà chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ tới đầu tiên khi nói tới việc tạo dựng khách hàng trung thành là thiết kế ra những chương trình đặc biệt dành cho khách hàng thường xuyên ủng hộ sản phẩm và thương hiệu của bạn.
Ví dụ, dễ thấy nhất đó là các cửa hàng cửa tiệm cà phê thì có hệ thống đóng dấu tích điểm mua 10 thì được tặng một hay là các cửa hàng thời trang thì có các chương trình khuyến mãi giảm giá 10%, gửi qua email dành cho khách hàng đăng ký là thành viên… có rất nhiều hình thức đa dạng để bạn có thể tạo ra những lợi ích dành riêng cho khách hàng đăng ký tham gia vào chương trình dành cho khách hàng trung thành…
Cái điều quan trọng nhất khi triển khai các chương trình này đó là đừng làm phức tạp nội dung của chương trình, giúp khách hàng dễ dàng hành động và không cần phải suy nghĩ nhiều. Ngoài ra thì bạn có thể khuyến khích khách hàng chia sẻ tới những người dùng khác bằng cách tặng điểm cho khách hàng khi họ lan tỏa thông tin về chương trình của bạn trên mạng xã hội.
Cách thứ 4, cá nhân hóa hành trình mua hàng của khách hàng
Hãy cá nhân hóa cái trải nghiệm của họ trong toàn bộ quá trình mua hàng lần đầu tiên đối với họ để họ cảm thấy bạn thực sự trân trọng cái sự xuất hiện của khách hàng ngay trong lần đầu tiên tạo ấn tượng tốt đối với họ.
Ví dụ, như khi khách hàng tới thăm website của bạn lần đầu tiên thì hãy tặng cho họ một món quà nhỏ gì đó để khuyến khích khách hàng đăng ký trở thành thành viên trên website. Hay là để lại thông tin của họ và sau đó, những cái lần tiếp theo mà khách hàng đăng nhập trở lại website của bạn thì nó sẽ hiện ra cái dòng đầu tiên, đó là chào mừng anh duy đã quay trở lại.
Bạn có thể vào các website của trang web lớn như là Amazon, Shopee, Lazada để trải nghiệm cái sự cá nhân hóa cho khách hàng, hoặc sau khi khách hàng đã mua xong một sản phẩm thì hãy gửi một tấm thiệp cảm ơn trân trọng tới khách hàng có ghi tên riêng của họ với những lời chúc và những lời cảm ơn chân thành nhất, khách hàng sẽ cảm thấy bạn đánh giá cao cái sự ủng hộ của họ.
Cách thứ 5, xây dựng chương trình Subscriptions – đăng ký sử dụng dịch vụ một cách định kỳ
Trong cái thời buổi hiện nay thì chúng ta có quá nhiều thứ phải suy nghĩ và chúng ta đều muốn trải nghiệm mua hàng của mình thật là tiện lợi nhất, đặc biệt là đối những sản phẩm mà phải mua thường xuyên. Vậy thì nếu như sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể chuyển hóa được thành dịch vụ sử dụng định kỳ, ví dụ như là dịch vụ cắt tóc, chăm sóc spa, các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, hàng tháng thì hãy tạo ra các chương trình đăng ký, dùng định kỳ, trả phí hàng tháng… giúp khách hàng bớt được các công đoạn rắc rối của việc phải tìm mua, thanh toán.
Cách thứ 6, có mặt ở khắp mọi nơi để khách hàng luôn nhớ tới bạn
Hiện nay thì khách hàng sẽ rất dễ bị phân tâm và bị lôi cuốn bởi các cái đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu như họ không nhìn thấy bạn một cách thường xuyên có đúng không? Vậy thì cách giải quyết để họ luôn nhớ tới bạn đó là hãy hiểu về những nơi mà khách hàng thường lui tới để có thể gặp mặt họ một cách thường xuyên. Đó là lý do vì sao mà chúng ta cần phải xây dựng Customer profile, tức là những mô tả khách hàng mục tiêu của mình để hiểu xem họ hay sử dụng các kênh giao tiếp nào như là facebook, Instagram, tạp chí radio…
Để có thể đưa nội dung của bạn xuất hiện ở trong những kênh như vậy, đây là một chiến lược làm content marketing dài hạn và bạn cần phải lên kế hoạch một cách rõ ràng để tạo ra cái hiệu quả cao nhất. Nhưng nói chung là khi bạn thường xuyên gặp khách hàng ở những cái thời điểm mà họ không ngờ tới nhất thì bạn sẽ luôn nằm trong tâm trí của khách hàng và khi họ cần mua một sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của bạn thì họ sẽ tìm tới bạn đầu tiên.
—-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!