fbpx

BẠN CÓ THỰC SỰ SẴN SÀNG KHỞI NGHIỆP ?

A VPN is an essential component of IT security, whether you’re just starting a business or are already up and running. Most business interactions and transactions happen online and VPN

Nội dung bài viết

ban-co-thuc-su-san-sang-khoi-nghiep
[su_spacer]
Bạn đang có một ý tưởng khởi nghiệp mà bạn nghĩ nó sẽ đưa bạn trở thành một CEO tầm cỡ.
[su_spacer]
Bạn được mọi người xung quanh ủng hộ nhiệt tình cho kế hoạch mới của mình mà bạn nghĩ rằng sẽ đánh bại được sự cạnh tranh, hoặc rằng người ta cũng làm được thì mình cũng làm được.
[su_spacer]
Chúc mừng bạn với ý tưởng đó.
[su_spacer]
Tuy nhiên, hãy dừng lại một chút, và suy nghĩ xem bạn đã sẵn sàng để khởi nghiệp hay chưa?
[su_spacer]
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về 5 câu hỏi bạn cần trả lời trước khi quyết định bắt tay vào cuộc phiêu lưu này.
[su_spacer]
Khởi nghiệp – START UP, là một từ khóa được nhắc tới rất nhiều trong một vài năm gần đây ở Việt Nam, đặc biệt là ở các bạn trẻ, bao gồm cả các bạn sinh viên đang đi học hoặc mới ra trường.
[su_spacer]
Một viễn cảnh tươi đẹp được vẽ ra qua mạng xã hội, qua các bài báo về những tấm gương khởi nghiệp thành công lại càng củng cố thêm tinh thần được tự mình làm chủ.
[su_spacer]
Khởi nghiệp là xu hướng tốt cho sự phát triển của cả nền kinh tế.
[su_spacer]
Vậy tại sao lại gọi khởi nghiệp là một cuộc phiêu lưu?
[su_spacer]
Đó là vì nó ẩn chứa tất cả những rủi ro mà bạn đã nghĩ tới và cả những rủi ro mà bạn không hề lường trước.
[su_spacer]
Nhưng trước hết, các bạn đừng nhầm tưởng giữa start up và làm kinh doanh nhỏ (small business).
[su_spacer]
Đọc rất nhiều bài viết trên các facebook groups về kinh doanh, tôi thấy hơn 50% số bài viết có tựa đề như là: Tôi có 10 triệu, 50 triệu, tôi nên khởi nghiệp thế nào, bắt đầu từ đâu?
[su_spacer]
Các bạn dường như đang nhầm lẫn giữa khởi nghiệp và làm kinh doanh nhỏ.
[su_spacer]
Kinh doanh nhỏ là hình thức bạn bỏ một số vốn vào một hoạt động mua bán hoặc sản xuất sản phẩm dịch vụ và thu về lợi nhuận trong một thời gian ngắn.
[su_spacer]
Giống như việc bạn bỏ ra 100 triệu mở quán trà sữa chẳng hạn, bạn có doanh thu, bạn có dòng tiền ngay từ những ngày đầu tiên.
[su_spacer]
Trong khi đó, start-up là một tổ chức mà ban đầu thường là cá nhân hoặc gia đình, được thành lập với mục đích xây dựng một mô hình kinh doanh có khả năng mang lợi nhuận cao và có thể mở rộng ra một quy mô lớn.
[su_spacer]
Ví dụ dễ thấy nhất là các mô hình startup công nghệ hiện nay có thể tạo ra những thị trường mới, thay đổi hành vi người tiêu dùng và có thể mở rộng ra phạm vi toàn cầu.
[su_spacer]
Tuy nhiên, hôm nay tôi sẽ không phân tích cụ thể hai khái niệm này, mà tôi sẽ coi chung rằng bạn đang muốn khởi nghiệp, tự bắt đầu làm việc cho chính mình.
[su_spacer]
Vậy thì bạn sẽ cần phải trả lời 4 câu hỏi sau đây để biết mình đã sẵn sàng hay chưa.
[su_spacer]

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần hay chưa?

[su_spacer]
Tôi đề cập tới vấn đề tinh thần trước tiên là bởi bạn phải chuẩn bị sẵn cho mình một tư duy chấp nhận rủi ro và đương đầu với khó khăn.
[su_spacer]
Khởi nghiệp giống như đi trên tàu lượn cao tốc đối với cảm xúc của bạn, lúc lên nhẹ nhàng, lúc xuống đột ngột, và có lúc bạn sẽ rơi vào hoảng loạn và sợ hãi tột độ.
[su_spacer]
Bạn có rất nhiều ý tưởng hay và mới, bạn hào hứng đưa ra cho khách hàng dùng thử với một hi vọng rằng bạn sẽ nhận lại những phản hồi tích cực.
[su_spacer]
Tuy nhiên, thực tế thì không ai quan tâm và để ý tới sản phẩm hay dịch vụ đó của bạn.
[su_spacer]
Điều này là rất thường xuyên.
[su_spacer]
Và khi đó bạn lại phải thay đổi, chỉnh sửa ý tưởng của mình, và lại đưa ra thử nghiệm, và có thể lại thất bại.
[su_spacer]
Hãy tin ở tôi, nó không dễ dàng như bạn nghĩ bởi tôi cũng đã từng trải qua rất nhiều lần.
[su_spacer]
Khi mới bắt đầu bạn sẽ tự tin rằng: “tôi rất đam mê, tôi tràn đầy động lực, tôi sẽ luôn nỗ lực” Chúc mừng bạn đã có tư duy tích cực như vậy.
[su_spacer]
Nhưng hãy nghĩ tiếp tới lúc điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, ví dụ như bạn hết vốn để tiếp tục duy trì.
[su_spacer]
Hầu hết mọi người đều không còn những suy nghĩ tự tin đó nữa.
[su_spacer]
Tôi không muốn nói để bạn nhụt chí, mà tôi muốn bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần của mình, ngay cả trong tình huống xấu nhất bạn vẫn sẽ tiếp tục cố gắng.
[su_spacer]

 Bạn có biết cách bán hàng và quảng bá ý tưởng của mình không?

[su_spacer]
Tôi lấy ví dụ, bạn là một đầu bếp rất kinh nghiệm, đã làm qua rất nhiều nhà hàng lớn, bạn có một tinh thần thép vì bạn đã nhìn  thấy tất cả mọi thứ trong suốt thời gian làm thuê của mình.
[su_spacer]
Giờ đây bạn muốn làm chủ, muốn mở một nhà hàng nhỏ của riêng mình. Bạn vượt qua được câu hỏi thứ nhất, bạn đã sẵn sàng.
[su_spacer]
Vậy sau khi mở nhà hàng rồi, bạn sẽ bán hàng thế nào?
[su_spacer]
Chẳng lẽ bạn lại vẫn ở trong bếp xào nấu để mặc cho nhân viên chạy bàn muốn phục vụ khách thế nào, hoặc không cần quan tâm phản hồi của khách ra sao?
[su_spacer]
Bạn không thể làm như vậy được, bạn phải tiếp xúc với khách, nghe các ý kiến khen chê, biết chào hàng và quảng cáo.
[su_spacer]
Bạn đã có hiểu biết về các lĩnh vực đó hay chưa?
[su_spacer]
Kĩ năng đầu tiên, không phải duy nhất nhưng là quan trọng nhất để khi bắt đầu khởi nghiệp bạn cần biết cách chào bán và quảng bá sản phẩm của mình dù bất kể đó là mặt hàng hay dịch vụ gì.
[su_spacer]
Hãy thử so sánh xem có bao nhiêu nhà hàng thành công do chủ nhà hàng chỉ đơn thuần là một đầu bếp giỏi.
[su_spacer]
Hay phần lớn những nhà hàng đó là của người nổi tiếng, hoặc những người biết cách chiều lòng khách hàng, biết cách đánh bóng tên tuổi của nhà hàng?
[su_spacer]
Ngay cả những đầu bếp có tên tuổi cũng chỉ thực sự thành công khi họ biết cách bước ra khỏi khu bếp để sử dụng hình ảnh của chính mình cho việc quảng bá.
[su_spacer]
Bạn thấy đấy, khi bạn là một người có chuyên môn cao thì bạn sẽ là một người thợ giỏi. Bạn có thể thành công theo cách đó, thành một chuyên gia.
[su_spacer]
Nhưng chưa hẳn bạn đã có thể trở thành một người làm kinh doanh tốt.
[su_spacer]

 Bạn có hiểu về những con số trong kinh doanh hay không?

[su_spacer]
Để có thể tồn tại được trong hoạt động kinh doanh thì bạn bắt buộc phải có kĩ năng về tài chính và kế toán trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.
[su_spacer]
Tôi tin chắc không phải ai cũng thoải mái hay thích thú về vấn đề này.
[su_spacer]
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của người kinh doanh là không nắm được những con số về tình hình kinh doanh của mình.
[su_spacer]
Đây cũng là lí do vì sao khách đông những vẫn phải bù lỗ, do chi phí vận hành không hợp lí, hay chi phí đầu vào quá cao, hoặc giá bán quá thấp, vân vân.
[su_spacer]
Điều này càng nguy hiểm hơn khi bạn có ý định mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
[su_spacer]
Trong một mô hình nhỏ như một tiệm tạp hóa, một cửa hàng hay một nhà hàng nhỏ thì bạn có thể dần dần nắm bắt được, nhưng khi chỉ nhìn vào con số bán hàng mà quyết định tăng quy mô kinh doanh thì bạn có thể đang mắc một sai lầm vô cùng nghiêm trọng.
[su_spacer]
Bạn không thể lấy lí do là bạn sẽ thuê những chuyên gia tài chính, chuyên viên kế toán nhiều kinh nghiệm về quản lí cho mình.
[su_spacer]
Vậy tôi muốn hỏi bạn, là bạn có thực sự muốn giao toàn bộ số phận của đứa con tinh thần của mình, thậm chí có thể là của cả gia đình mình vào tay một người khác hay không?
[su_spacer]
Bạn có nên đưa ra tất cả quyết định dựa trên 100% lời khuyên từ họ mà không cần đắn đo gì?
[su_spacer]
Lời khuyên của tôi, đó là hãy dành thời gian để học những kĩ năng thiết yếu này.
[su_spacer]
Bạn không cần phải nắm được những nghiệp vụ chuyên sâu, bạn chỉ cần vài cuốn sách, một cuốn sổ, một cây bút và thời gian để có thể nắm được những kĩ năng cơ bản.
[su_spacer]
Điều này giúp bạn hiểu được những nhân viên kế toán của mình họ đang làm gì.
[su_spacer]
Thêm vào đó, khi bạn mới kinh doanh thì việc tự cân đối và quản lý tài chính sẽ giảm bớt một khoản chi phí mà bạn muốn hạn chế cho những phần việc còn đơn giản.
[su_spacer]

bạn có đủ vốn để duy trì kinh doanh thời gian đầu hay không?

[su_spacer]
Hầu hết mọi người khi bắt đầu sẽ sử dụng vốn tự có hoặc của gia đình, bạn bè cho vay mượn.
[su_spacer]
Rất nhiều người suy nghĩ rằng sẽ tìm cách xoay xở trong quá trình kinh doanh để có thêm vốn.
[su_spacer]
Ví dụ, bạn có 100 triệu, bạn dành tới 90 triệu để mở cửa hàng trà sữa và nghĩ rằng các khoản chi phí khác bạn sẽ duy trì từ doanh thu hàng ngày của quán.
[su_spacer]
Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu bạn không có doanh thu hoặc doanh thu thấp thì sao? Hoặc như gặp đợt đại dịch covid-19 vừa rồi thì bạn sẽ giải quyết thế nào?
[su_spacer]
Chắc chắn rằng bạn sẽ không có cách giải quyết khi mà tiền thuê nhà, tiền nhân công, tiền vật tư phải trả đều đặn hàng tuần, hàng tháng.
[su_spacer]
Trừ khi bạn có một hợp đồng đặt hàng dài hạn với điều khoản mà người mua sẽ bị phạt hợp đồng nếu không thực hiện nghĩa vụ, thì đó có thể coi như bảo hiểm một phần nào đó để bạn đi vào sản xuất.
[su_spacer]
Còn nếu không thì như bạn đã thấy đấy, mọi thứ đều có thể xảy ra.
[su_spacer]
Lời khuyên của tôi đối với bạn là hãy chuẩn bị đủ vốn để duy trì trong  thời gian đầu ít nhất 6 tháng tới 1 năm ngay cả trong trường hợp bạn không có thu nhập từ hoạt động kinh doanh đó.
[su_spacer]
Hãy hạn chế đầu tư vào các hạng mục không thực sự cần thiết khi bắt đầu.
[su_spacer]
Ví dụ như việc lắp thêm 1 chiếc đèn trang trí vài triệu đồng chỉ để làm một góc quầy của bạn bắt mắt hơn là không cần thiết.
[su_spacer]
Tôi biết bạn có rất nhiều ý tưởng, bạn nghĩ là có thêm chiếc đèn đó thì gian hàng của bạn sẽ lung linh rực rỡ, khách hàng có thể sẽ trầm trồ.
[su_spacer]
Nhưng hãy nghĩ xem, họ đến với bạn là vì sản phẩm và dịch vụ của bạn hay vì chiếc đèn.
[su_spacer]
Hãy sử dụng vốn của mình một cách hợp lí.
[su_spacer]
Ngoài ra, một lời khuyên nhỏ nhưng quan trọng đối với bạn, đừng đầu tư quá mức cho phép, đừng vay nặng lãi, thế chấp toàn bộ nhà cửa để rồi khi rủi ro xảy ra, vợ/chồng/ con cái bạn sẽ chịu thiệt thòi.
[su_spacer]
Tôi biết rất nhiều chương trình truyền hình đưa ra những nhân vật dám mạo hiểm tất cả để thành công.
[su_spacer]
Họ đã làm được, nhưng tỉ lệ những người như vậy là vô cùng nhỏ, tôi không muốn bạn rơi vào con số còn lại. Hãy đầu tư có trách nhiệm.
[su_spacer]

Bạn đã có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và đầy đủ hay chưa?

[su_spacer]
Rất nhiều người hiện nay coi nhẹ vai trò của việc viết ra một bản kế hoạch kinh doanh cho ý tưởng của mình.
[su_spacer]
Rất nhiều người hô hào những câu tuyên ngôn như: Đừng nghĩ nhiều, hãy cứ làm đi, just do it.
[su_spacer]
Hay là: Làm ăn là phải nắm bắt thời cơ, suy nghĩ là mất cơ hội, làm tới đâu tính tới đó.
[su_spacer]
Đối với tôi, những câu nói đó cũng có đúng 1 phần, nhưng chỉ thực sự hiểu quả khi bạn đã có một sự chuẩn bị tốt.
[su_spacer]
Còn nếu bạn nghĩ rằng chỉ như vậy là đủ, thì chào mừng bạn đến với canh bạc của cuộc đời.
[su_spacer]
Bạn không cần thiết phải ngồi viết ra hàng trăm trang cho một kế hoạch kinh doanh trong trường hợp bạn không dùng nó để đi gọi vốn hay kêu gọi đầu tư.
[su_spacer]
Sẽ chẳng có tác dụng gì nếu bạn mở một cửa tiệm tạp hóa mà ngồi viết phân tích SWOT, Marketing Plan với những biểu đồ đẹp mắt.
[su_spacer]
Bản kế hoạch kinh doanh mà tôi muốn bạn viết chỉ cần là gạch đầu dòng cho những hạng mục mà bạn bắt buộc phải nghĩ tới.
[su_spacer]
Một cuốn sổ, một cây bút, gạch ra những phân tích và tính toán của mình.
[su_spacer]
Vậy là đủ để bạn dự tính cho kế hoạch của mình.
[su_spacer]
Mục đích chính của bản kế hoạch kinh doanh là để bạn tính toán hết tới các khía cạnh quan trọng của việc đầu tư.
[su_spacer]
Từ nội dung sản phẩm, cách thức quảng cáo, dịch vụ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thị trường, kế hoạch sử dụng vốn, phân tích rủi ro có thể xảy ra, rồi thì định hướng phát triển, tầm nhìn và ngay cả kế hoạch rút lui, vân vân.
[su_spacer]
Những gạch đầu dòng đó là không thể bỏ qua.
[su_spacer]
Chúng ta sẽ nói về cách chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cơ bản như thế nào trong những bài tiếp theo.
[su_spacer]
Nhưng hãy hiểu rằng nó giống như việc bạn muốn đi chợ nấu bữa tối ngon cho cả nhà, nhưng không biết mình định nấu gì, mua ở đâu, cách nấu thế nào, rồi có ai trong nhà bị dị ứng với nguyên liệu nào hay không, và bạn có đủ tiền để đi chợ hay không.
[su_spacer]
Ngay cả việc nhỏ nhất như vậy bạn cũng lên kế hoạch thì tại sao bạn lại bỏ qua nó khi quyết định kinh doanh.
[su_spacer]
Vừa rồi là 4 câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu quyết định đầu tư của mình. Bạn hãy nhớ rằng, kinh doanh là một hoạt động đầu tư với rất nhiều rủi ro.
[su_spacer]
Bạn sẽ không thể loại trừ được tất cả rủi ro mà chỉ có thể hạn chế và quản lí rủi ro tốt bằng việc chuẩn bị cho mình cả về tinh thần, tài chính và kĩ năng cần thiết.
[su_spacer]
Một lời khuyên thêm cho các bạn như đã hứa ở phần đầu bài viết, đó là trước khi thực sự đầu tư lớn hay đưa ra một ý tưởng hoàn toàn mới, hãy dành thời gian thử nghiệm thị trường, cho chạy thử mô hình kinh doanh của bạn nếu có thể.
[su_spacer]
Có thể làm một số lượng sản phẩm mẫu để bán thử với quy mô nhỏ, hay mời sử dụng dịch vụ mới để xem ý kiến phản hồi.
[su_spacer]
Nhưng hãy nhớ là bạn bán thử nghiệm chứ không phải làm survey, nên đừng mời dùng thử miễn phí.
[su_spacer]
Phản hồi sẽ không giống như việc bạn yêu cầu khách hàng phải trả tiền.
[su_spacer]
Đơn giản vì ai cũng vui và nhận xét tốt khi họ nhận được đồ miễn phí.
[su_spacer]
————-
Tôi đã tạo ra “Bản kế hoạch Kinh doanh 1 trang“, sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả trong thời gian nhanh nhất TẠI ĐÂY
[su_spacer]
Bạn có thể xem thêm các video kiến thức của tôi tại Youtube Channel Coach Duy Nguyễn
[su_spacer]
————-
[su_spacer]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả
Xin chào

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam