Nếu như đây là điều bạn đang quan tâm thì bài viết hôm nay là dành cho bạn bởi vì hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn 4 điểm sẽ giúp bạn suy nghĩ một cách có chiến lược hơn cho công việc và cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tư duy chiến lược là gì?
Trước hết, hãy cùng định nghĩa một chút thế nào được gọi là tư duy chiến lược, suy nghĩ chiến lược bởi vì có lẽ bạn đã nghe thấy những cái tục cụm từ này rất nhiều rồi, nhưng mà liệu rằng bạn có hiểu đó là gì hay không?
Theo một số định nghĩa tại Việt Nam thì tư duy chiến lược nghĩa là khả năng xác định được các cái mục tiêu và ưu tiên quan trọng để từ đó có kế hoạch hành động đảm bảo nhất quán được với lợi ích và các giá trị lâu dài của tổ chức.
Còn theo định nghĩa của tạp chí phân tích kinh doanh tại đại học Harvard thì tư duy chiến lược là cách mà các cá nhân có cái tư duy này có thể tạo ra cái sự kết nối, sự liên hệ giữa ý tưởng và các kế hoạch hành động mà những người khác không thể nhìn ra được.
Như vậy thì cả 2 khái niệm này đều có nói về cái yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh, đó là đưa các ý tưởng thành kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và tổ chức theo quan điểm của tôi thì đây chính là cái điểm mà rất nhiều người làm quản lý nhiều người làm kinh doanh đang bị thiếu.
Đó là khả năng nhìn xa trông rộng, đưa ra các kế hoạch trong dài hạn từ những ý tưởng ban đầu và kiểm soát được các hoạt động đó sao cho phù hợp với mục tiêu đã đặt ra, mà đó là nhiệm vụ rất quan trọng của những người làm quản lý những người sáng lập của công ty. Hay nói cách khác thì theo cách nhìn nhận của cá nhân tôi thì có thể bạn đang không nhìn vào được một bức tranh tổng thể của công việc mình đang làm để đi được con đường dài hạn
Tư duy chiến lược không phải chỉ cần thiết đối với các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh mà nó còn cần thiết ngay cả cho các kế hoạch, các công việc của cá nhân bạn.
Vậy thì làm thế nào để bạn có thể tạo ra cho mình tư duy mang tính chiến lược nhiều hơn?
Nhìn vào bức tranh tổng thể hơn, đặt ra mục tiêu phù hợp hơn cho dài hạn và biến những kế hoạch đó của mình thành hoạt động hành động cụ thể và thực hiện. Sau đây là 4 điều bạn có thể làm để hình thành tư duy suy nghĩ chiến lược này cho bản thân của mình:
Điều thứ nhất, đừng quá chú trọng vào các hoạt động tiểu tiết và nhỏ nhặt hàng ngày
Hãy dành thời gian để nghĩ về những kế hoạch dài hơn bức tranh tổng thể hơn. Đây là một vấn đề thường gặp nhất ở những người làm quản lý mới. Những người chủ doanh nghiệp nhỏ mà trong đó họ phải tự lo hầu hết tất cả những công việc quan trọng, hoặc là những việc không quan trọng. Đây giống như là một cái bẫy mà theo thống kê thì tới 96% quản lý cấp cao, cấp thấp đều gặp phải vấn đề này. Cái cách giải quyết ở đây đó là bạn cần phải biết phân chia công việc cho những người khác, bàn giao bớt trách nhiệm và công việc cụ thể cho các nhân viên hoặc là các thành viên trong nhóm của mình.
Điều thứ 2, phân định rõ giữa việc quan trọng và việc cấp bách
Nói ngắn gọn lại thì bạn sẽ phải xác định xem việc nào quan trọng nhiều hơn, việc nào cần phải làm gấp hơn để xác định các mức độ ưu tiên khi sắp xếp công việc mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu như bạn thường xuyên thấy mình phải đi giải quyết những công việc cấp bách, trong khi đó, những cái việc mang tính chất quan trọng lại thường bị lãng quên thì đó là cái rào cản khiến cho bạn không thể tư duy chiến lược được. Bởi vì cũng giống như là trong cái vấn đề đầu tiên mà tôi vừa chia sẻ đó, bạn sẽ bị cuốn vào cái bẫy.
Điều thứ 3 tập trung vào tìm kiếm giải pháp hơn là tập trung vào phân tích nguyên nhân
Đây là tình huống khi mà có vấn đề gì đó xảy ra không theo ý muốn của bạn trong công việc và cái sự khác biệt giữa những người có tư duy chiến lược, đó là họ không chỉ dừng lại ở việc xác định xem đâu là nguyên nhân, ai là người làm sai… Nếu như bạn muốn xây dựng cho mình 1 tư duy chiến lược thì hãy tạo cho mình cái thói quen đó là nhìn vào giải pháp nhiều hơn.
Ví dụ: Nếu như bạn tham gia vào một cuộc họp để giải quyết khủng hoảng chẳng hạn thì hãy đưa ra kế hoạch giải quyết, khắc phục và thay đổi từ cái cuộc khủng hoảng đó chứ không phải chỉ ngồi đó phân tích là đã làm sai ở đâu và ai là người phải nhận trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng này.
Đây là một thói quen tốt, bởi vì khi bạn xây dựng cho mình cái cách suy nghĩ luôn tập trung vào giải pháp thì bạn sẽ trở nên thoải mái hơn với những cái sự bất ổn, những tình huống khó khăn đang xảy ra xung quanh và bạn sẽ ít bị rối trí, mất tập trung. Bởi vì các yếu tố đó đồng thời bạn cũng sẽ bớt tính toán quá nhiều vào chi tiết tiểu tiết.
Và thực tế thì cái cách tốt nhất để xây dựng một chiến lược hiệu quả đó là mời những người khác tham gia với nhiều góc nhìn, nhiều cách nhận định và tư duy khác nhau. Chính vì vậy, một hoạt động rất hiệu quả trong việc lên kế hoạch chiến lược dài hạn đó là “Brainstorming” – kêu gọi ý kiến và suy nghĩ đóng góp từ nhiều người khác.
Tuy nhiên, có một vấn đề mà rất nhiều người quản lý, những người CEO, founder gặp phải đó là nghĩ rằng đây là trách nhiệm của riêng mình, không thể để cho người khác cùng nghĩ được. Tất nhiên, có những nội dung bạn sẽ chỉ giới hạn trong mức độ những quản lý cấp cao cùng chia sẻ mà thôi không thể nào mở rộng cho tất cả nhân viên được. Nhưng cái ý chính ở đây đó là hãy sẵn sàng kêu gọi sự tham gia của những người khác chấp nhận những góc nhìn mới cho việc xây dựng chiến lược của bạn.
Điều thứ 4 sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là điều bạn sẽ phải làm quen thường xuyên hơn nếu như bạn muốn có những chiến lược đột phá và thay đổi lớn lao hơn cho công việc cũng như là kết quả kinh doanh của công ty bạn. Đây cũng chính là cái lý do tại sao mà có sự chênh lệch giữa các công ty với nhau trong sự cạnh tranh. Đó là bởi vì những người dẫn đầu họ có tư duy khác nhau, có những người dẫn đầu, họ chỉ thực hiện hành động ở mức độ an toàn trong vùng an toàn.
Trong khi đó, có những tổ chức dám đưa ra các hành động táo bạo hơn, mới hơn và tất nhiên là họ sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Tất nhiên, ở đây là tất cả những cái rủi ro này đều phải được cân nhắc để kiểm soát và có kế hoạch phản ứng khi mà những rủi ro đó thực sự xảy ra. Bởi vì khi bạn kiểm soát và quản lý được những rủi ro của mình thì bạn sẽ dám đưa ra những chiến lược mang tính kết quả và hiệu quả cao hơn.
—-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!