Qua câu chuyện của Duy cách đây 15 Duy muốn bạn và tất cả mọi người đều phải tránh xa những sai lầm trong bán hàng mà Duy đã gặp phải, câu chuyện của tôi xảy ra như thế này:
Vào 7h tối, một ngày mùa hè năm 2006, đó là lúc tôi học đại học năm thứ hai của trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội. Tối hôm đó thì tôi và một người bạn cùng lớp của mình, khệ nệ bê những cuốn tạp chí kinh tế dày cộp vào trên tay bước hàng trăm bậc cầu thang của từng khu nhà ba tầng, là khu các phòng học và giảng đường của trường đại học.
Tôi và bạn của mình đến đứng trước cửa, từng căn phòng học đó, trên tay thì xách theo hàng chục cuốn tạp chí, chờ cho các thông báo nghỉ hết môn học vang lên thì tôi lặng lẽ bước lên trên bục cầm micro trước sự chú ý của một vài người ngồi hàng đầu tiên của phòng học. Và mặc cho cái sự ồn ào đang ngày một lớn hơn vang lên từ phía cuối của căn phòng. Tôi nói qua micro như thế này:
“Xin chào các anh chị, em xin phép được giới thiệu với các anh chị về ít phút trong giờ nghỉ giải lao về tạp chí hàng tháng của trường Đại học Ngoại Thương. Đây là tạp chí được các giảng viên hàng đầu của trường, viết về các chủ đề kinh doanh. Và chắc chắn là các anh chị sẽ quan tâm. Chỉ có mười ngàn đồng một cuốn, anh chị nào có nhu cầu thì xin phép liên hệ ngay với em để mua ạ. Em cảm ơn.”
Đó là tôi – câu chuyện vào năm thứ hai của Đại học Ngoại thương Hà Nội – lần đầu tiên tôi thử thách chính bản thân của mình với cái nghề mà tôi sẽ gắn bó với bản thân của mình cho tới tận bây giờ, đó là sales và marketing.
15 năm trước khi mà vừa mới hết năm đầu của đại học, tôi và một cậu bạn cùng phòng đã khao khát kiếm tiền để khỏi phải ở khu trọ cấp bốn, bên cạnh bờ sông Tô Lịch. Đối với thời điểm hiện tại thì có lẽ đó chẳng có gì to tát cả bởi vì tất cả các bạn trẻ đều đã bắt đầu tập kiếm tiền và kinh doanh từ năm 16-17 tuổi còn rất nhiều.
Nhưng với 15 năm trước khi mà tiền trọ chỉ có 180,000 đồng một tháng. Một bữa cơm trưa chỉ hết có 8 ngàn thì những đứa sinh viên như chúng tôi được gọi là sinh viên năng động, chúng tôi nhận thầu toàn bộ tạp chí kinh tế đối ngoại của trường đại học Ngoại Thương Hà Nội để bán cho các anh chị sinh viên tại chức vào buổi tối.
Lấy công làm lãi mỗi cuốn tạp chí như vậy bán sẽ được một chút tiền tiền kiếm được thì không đáng là bao nhiêu so với công sức phải leo cái cầu thang miệt mài mỗi tối như vậy nhưng mà chúng tôi ham lắm, bởi vì đó là công việc đầu tiên mà có thể kiếm ra đồng tiền do chính sức của mình làm ra.
Tôi không còn nhớ chính xác là mình đã bán được bao nhiêu cuốn tạp chí đó nữa. Có lẽ là không được nhiều lắm, thứ duy nhất tôi quan tâm là cái sự háo hức, hi vọng mình sẽ bán được vài cuốn tạp chí. Trong đó cái công sức và thời gian phải leo cầu thang miệt mài cả vào buổi tối.
Tôi đọc thật nhanh cái đoạn kịch bản bán hàng CEO đầy ngây thơ của mình cho nhanh chóng vượt qua sự sợ hãi và run rẩy khi đứng trước hàng trăm người nói một thứ mà phần lớn không ai quan tâm. Tất nhiên là hầu như tôi không thu được kết quả gì cả.
Nhưng tối nào cũng vậy, tôi lại lặp đi lặp lại đúng câu nói đó vào thời điểm đó đối với những con người đó. Thế nhưng sau mỗi lần như vậy, tôi lại hy vọng mình sẽ bán được nhiều sách hơn, nhiều tạp chí hơn. Đó là câu chuyện của tôi vào mười lăm năm trước.
Còn đây là những câu chuyện là những trường hợp mà tôi quan sát được trong suốt một thời gian làm kinh doanh, làm tư vấn cho các công ty, làm sales và marketing và làm đào tạo của mình:
Thứ nhất, nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên kêu ca bởi vì khách hàng không trả lời điện thoại sau 1-2 lần mình gọi và quyết định bỏ qua khách hàng đó chuyển sang khách hàng khác và lặp lại các trường hợp tương tự như vậy
Thứ hai, nhân viên marketing thì lặp đi lặp lại một hoạt động quảng cáo và hy vọng rằng lần sau sẽ đạt được kết quả tốt hơn lần trước
Thứ ba, người sales bán hàng tại quầy hàng trong siêu thị thì học thuộc lòng một đoạn kịch bản bán hàng ngây thơ như của tôi, không hiểu vì sao khách hàng lại không để ý tới mình? vừa nghe xong đã đổi hướng đi mất. Những người làm sales đó cũng chẳng bao giờ thắc mắc là tại sao và chỉ đổ lỗi cho rằng khách hàng không có hứng thú với sản phẩm.
Khi mà người làm kinh doanh, người làm sales, người làm marketing, lặp đi lặp lại một hoạt động không hiệu quả mà không muốn tìm hiểu xem vì sao nó lại không đạt được kết quả như mình mong muốn thì theo tôi bạn đang gặp phải một vấn đề ở đây đó là: Bạn đang lãng phí thời gian và công sức của mình để lặp đi lặp lại những công việc không hiệu quả.
Một câu nói nổi tiếng rằng: “Định nghĩa của sự điên rồ chính là lặp đi lặp lại một hành động và mong muốn một kết quả khác đi.”
Bất kể bạn đang làm gì, đang học tập, đang làm việc hay làm kinh doanh, nếu như thấy những gì mình đang làm không mang lại kết quả như mong đợi, thì hãy đánh giá lại cái sự hiệu quả, tìm ra cái điểm chưa tốt và thay đổi để mang lại cái kết quả tốt hơn. Nếu như bạn học không vào thì đừng vội vàng đổ lỗi rằng mình là người không thông minh hãy thay đổi môi trường học, thời gian học cách thức học.
Nếu bạn làm sales và khách hàng luôn đưa ra cho bạn câu trả lời: Anh/chị sẽ suy nghĩ thêm hay anh hoặc chị đang sử dụng sản phẩm có nơi khác... thì hãy đánh giá lại xem kịch bản bán hàng của bạn đã thuyết phục hay chưa. Đừng lãng phí thời gian, công sức tiền bạc để lặp đi lặp lại những việc mà không mang lại kết quả gì.
———-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!