fbpx

CHỈ LÀM MỘT ĐIỀU DUY NHẤT

A VPN is an essential component of IT security, whether you’re just starting a business or are already up and running. Most business interactions and transactions happen online and VPN

Nội dung bài viết

tập trung vào 1 việc để thành công
[su_spacer]
Thành công đến từ sự tập trung vào một thứ quan trọng nhất, không phải nhiều việc cùng một lúc.
[su_spacer]
Nếu bạn biết cách tập trung năng lượng và ý chí của mình vào một việc hoặc một mục tiêu quan trọng nhất thì bạn sẽ thành công.
[su_spacer]
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn 3 việc có thể giúp bạn tập trung hiệu quả hơn vào mục tiêu của mình.
[su_spacer]
Trong bài viết này chúng ta sẽ nói về 3 việc bạn cần làm để xác định cho mình điều quan trọng nhất để hướng tới thành công.
[su_spacer]
Nhưng trước tiên, tôi muốn nói với các bạn về một yếu tố không thể thiếu để đưa chúng ta tới đích đến của mình, đó là phải biết NGHĨ LỚN ĐỂ THÀNH CÔNG.
[su_spacer]
Chắc hẳn bạn cũng biết tới những cái tên như Steve Jobs, Jack Ma, hay Elon Musk. Những con người xây dựng nên các đế chế công nghệ vĩ đại.
[su_spacer]
Họ đều có một điểm chung, đó là họ có tầm nhìn vượt thời gian, dám nghĩ tới những việc mà cả xã hội chưa nghĩ tới.
[su_spacer]
Steve Jobs cách đây hơn 20 năm đưa ra một cuộc cải tổ cho Apple đang trên đà lao dốc bằng cách thay đổi lại chiến lược sản phẩm và cắt giảm danh mục sản phẩm của công ty từ hơn 300 xuống còn 10 sản phẩm. QUÁ NHIỀU
[su_spacer]
Jack Ma thì nhìn ra được tương lai của thương mại điện tử tại Trung Quốc và xây dựng lên đế chế Alibaba từ một người thầy giáo bởi tầm nhìn xa khi tiếp cận với Internet. QUÁ XA.
[su_spacer]
Còn Ellon Musk thì là đại diện cho những ý tưởng điên rồ như dự án đưa con người lên sao Hỏa, xe điện và rất nhiều ý tưởng khác.
[su_spacer]
Ellon Musk luôn làm cả thế giới phải trầm trồ về những ý tưởng lớn của mình. QUÁ ĐIÊN RỒ.
[su_spacer]
Tuy nhiên, với nhiều người trong số chúng ta thì cái suy nghĩ về ý tưởng lớn hoặc là thành công lớn luôn làm chúng ta sợ hãi và choáng ngợp.
[su_spacer]
Đôi khi lại mang lại những suy nghĩ tiêu cực. Chắc chắn nhiều bạn khi nghe tôi đề cập tới những cái tên vừa rồi sẽ nghĩ ngay trong đầu là: vì họ là những người giỏi, tôi có phải Steve Jobs đâu mà làm được thế?
[su_spacer]
Chính những suy nghĩ đó đang ngăn cản bạn tới thành công.
[su_spacer]
Bạn có biết là mỗi ngày trên thế giới đều xuất hiện rất nhiều triệu phú trẻ mà bạn không biết tới?
[su_spacer]
Họ cũng đâu phải Steve Jobs hay Ellon Musk, họ có thể không hoặc chưa làm được như những người đó, nhưng họ đã thành công theo cái mục tiêu họ đề ra.
[su_spacer]
Nghĩ lớn không nhất thiết là phải làm thay đổi thế giới, và tôi cũng không khuyến khích bạn định hướng mình trở thành người hùng của nhân loại, mà nghĩ lớn là dám suy nghĩ để tạo ra những thay đổi lớn cho cuộc sống và mục tiêu của các bạn, dù bất kể đó là gì.
[su_spacer]
Nếu bạn còn đang đi học, nghĩ lớn có thể là học tập để thi vào những trường đại học danh tiếng, hoặc ra trường làm cho những tập đoàn hàng đầu.
[su_spacer]
Nếu bạn đang đi làm thì nghĩ lớn có thể là dám đặt mục tiêu để phấn đấu lên tới các vị trí chủ chốt của công ty, hoặc thành lập doanh nghiệp của riêng bạn, startup, v.v.
[su_spacer]
Bạn không cần phải nghĩ lớn cho thế giới mà hãy nghĩ lớn cho những gì mình đang làm.
[su_spacer]
Thành công đòi hỏi có hành động, hành động thì phải dựa trên suy nghĩ.
[su_spacer]
Và để đạt được những thành công lớn thì những hành động của chúng ta phải dựa trên nền tảng của những suy nghĩ lớn hơn khi bắt đầu.
[su_spacer]
Và khi đã dám nghĩ lớn, dám đặt mục tiêu lớn hơn cho mình thì bạn cần phải biết cách tập trung vào những việc quan trọng nhất để theo đuổi mục tiêu đó.
[su_spacer]
Và đây là 3 việc bạn cần bắt đầu làm ngay hôm nay, ngay sau khi kết thúc bài viết này để bạn có thể tập trung một cách hiệu quả nhất cho mục tiêu của mình.
[su_spacer]

Việc đầu tiên: Xác định hướng đi và tìm ra những hành động hiệu quả nhất cần làm lúc này

Nhà văn Mark Twain đã nói thế này:
Bí quyết của việc dẫn đầu đó là bắt đầu.
[su_spacer]
Bí quyết để bắt đầu đó là chia nhỏ những việc lớn phức tạp thành những việc nhỏ hơn, dễ làm hơn và bắt đầu làm từ việc đầu tiên.
[su_spacer]
Đây là lời khuyên rất hay để chúng ta có thể xử lí công việc một cách dễ dàng hơn và bắt tay vào tiến hành.
[su_spacer]
Nhưng ngay cả khi bạn có được danh sách những việc cần làm rồi thì bạn phải bắt đầu từ đâu? Việc đầu tiên là việc gì?
[su_spacer]
Đây là cách để bạn tìm ra được hướng đi cho mình.
[su_spacer]
Trước hết, hãy xác định ở tầm vĩ mô, MỘT THỨ lớn nhất bạn muốn làm là gì.
[su_spacer]
Đó có thể là mục tiêu trong nghề nghiệp của bạn, như là trở thành giám đốc tài chính, hay chuyên gia marketing, hoặc trở thành nhà văn, hoặc youtuber vân vân.
[su_spacer]
Hãy xác định MỘT mục tiêu lớn nhất trong dài hạn đó.
[su_spacer]
Tiếp theo, ở mức độ thấp, ngắn hạn hơn, hãy xác những việc bạn cần làm để đạt được mục tiêu dài hạn đó và quyết định xem đâu là MỘT VIỆC bạn cần tập trung vào trước.
[su_spacer]
Ví dụ, để trở thành giám đốc tài chính thì bạn cần có kiến thức về tài chính, kinh nghiệm về doanh nghiệp, kỹ năng về quản lí lãnh đạo, vân vân.
[su_spacer]
Vậy tại thời điểm hiện tại, MỘT VIỆC bạn có thể làm ngay là gì? là đăng ký khóa học về tài chính, hoặc khóa học về nâng cao khả năng quản lí lãnh đạo của các bạn.
[su_spacer]
Hãy nhớ rằng bạn chỉ tập trung vào Một việc  mà thôi.
[su_spacer]
Và cứ như vậy, xuống những mức độ thấp hơn nữa, chi tiết hơn nữa, bạn dùng cách phân tích đó để tìm ra định hướng và những hành động quan trọng, thiết thực nhất để đạt mục tiêu của bạn.
[su_spacer]
Cách làm này không chỉ giúp bạn xác định được hướng đi để đạt tới thành công, mà còn giúp bạn tìm ra được những hành động cụ thể nhất để bắt tay vào theo đuổi mục tiêu của mình.
[su_spacer]

Việc cần làm thứ hai: Phân loại mức độ quan trọng trong những việc bạn đang làm bởi vì không phải việc nào cũng quan trọng như nhau

Tôi biết rất nhiều bạn đang sử dụng danh sách việc cần làm (to-do list) để quản lí những việc bạn cần làm trong ngày.
[su_spacer]
Tuy nhiên, tôi muốn bạn hãy thay đổi, hãy quên To do list đi bởi khi nhìn vào danh sách đó, bạn không thể biết việc gì quan trọng hơn, việc gì tốn nhiều thời gian hơn.
[su_spacer]
Có nhiều việc bạn nghĩ mình cần làm nhưng thực tế chỉ tốn thời gian và không mang lại hiệu ứng gì cho mục tiêu của các bạn.
[su_spacer]
Thậm chí, việc không hoàn thành hết một danh sách dài các công việc bạn muốn làm trong ngày lại tạo ra tác dụng ngược, bạn sẽ cảm thấy chán nản vì nghĩ rằng mình làm việc không hiệu quả và luôn chậm so với tiến độ đề ra.
[su_spacer]
Cái bạn cần làm ngay bây giờ là hãy phân loại lại danh sách công việc của bạn dựa trên mức độ cần thiết về thời gian và mức độ quan trọng đối với mục tiêu của các bạn.
[su_spacer]
Có những việc quan trọng nhưng chưa phải làm ngay, có những việc rất quan trọng và cần phải làm ngay lúc này, và hãy nói KHÔNG với những việc không quan trọng và không cần thiết.
[su_spacer]
Bạn hãy phân loại tất cả các công việc mà bạn cần phải làm thành 4 nhóm :
[su_spacer]
Việc quan trọng và phải làm ngay: ví dụ như phải hoàn thành đơn hàng cần giao ngay trong sáng nay cho khách hàng.
[su_spacer]
Việc quan trọng và không phải làm ngay: ví dụ học thêm tiếng anh vào buổi tối, hay đưa gia đình đi chơi vào cuối tuần.
[su_spacer]
• Việc không quan trọng nhưng phải làm ngay: ví dụ như sếp yêu cầu tìm hộ quà sinh nhật để tặng vợ sếp, có lẽ nhiều bạn cũng gặp trường hợp này.
[su_spacer]
• Việc không quan trọng và cũng không cần thiết: rất nhiều ví dụ, xem phim, lướt mạng xã hội, v.v
[su_spacer]
Trong những nhóm việc này, bạn sẽ muốn tập trung vào những việc của nhóm thứ nhất và thứ hai trước, không chỉ nhóm thứ nhất, bởi những việc quan trọng nhưng không cấp bách thường là những việc liên quan tới mục tiêu dài hạn của bạn.
[su_spacer]

Việc thứ ba: Hãy dừng ngay multi tasking, làm nhiều việc cùng lúc. Hãy xác định một việc quan trọng nhất và tập trung ý chí và năng lượng của bạn vào đó

Ngày nay, cái khả năng làm việc đa nhiệm (multitasking), hay khả năng làm nhiều việc cùng một lúc đang được mọi người coi là khả năng của một người có năng lực tốt.
[su_spacer]
Chúng ta thường hiểu định nghĩa của “multitasking” đó là khả năng có thể làm hai việc hoặc nhiều hơn trong cùng một lúc.
[su_spacer]
Khởi nguồn của từ này là thuật ngữ trong máy tính.
[su_spacer]
Đó là khả năng một bộ vi xử lí máy tính có thể thực hiện cùng lúc nhiều công việc, có khả năng chuyển qua chuyển lại giữa các tác vụ một cách nhanh chóng.
[su_spacer]
Tuy nhiên, bạn có phải là máy tính hay không?
[su_spacer]
Tuy rằng chúng ta có thể làm một vài thứ cùng lúc, ví dụ như vừa đi bộ vừa nói chuyện điện thoại.
[su_spacer]
Tôi biết có những bạn còn có khả năng vừa lái xe vừa xem youtube, vừa nói chuyện với người bên cạnh.
[su_spacer]
Thế nhưng, chúng ta không thể làm được một thứ: đó là tập trung một cách hiệu quả vào một trong các việc mà bạn đang làm cùng lúc đó.
[su_spacer]
Trên thực tế, khi chúng ta nghĩ mình đang “multitasking” thì thực ra chúng ta đang cố dồn ép mình làm nhiều việc một cách không hiệu quả bằng cách chuyển sự tập trung của mình qua lại giữa các công việc.
[su_spacer]
Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc chuyển sự tập trung giữa các công việc như vậy tạo ra những khoảng thời gian lãng phí. Có thể bạn không nhận thấy khi làm những việc đơn giản, nhưng bạn sẽ thấy rõ ràng hơn khi thực hiện những công việc phức tạp hơn.
[su_spacer]
Ví dụ như khi bạn đang phải làm phân tích báo cáo cho cuộc họp sắp tới chẳng hạn mà có một người đồng nghiệp tới và muốn thảo luận với bạn về một vấn đề khác trong công việc.
[su_spacer]
Khi bạn quay trở lại với bản báo cáo đó, bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian để nhớ lại những gì mình đang làm và tìm lại dòng suy nghĩ của mình trước đó.
[su_spacer]
Trong suốt cả một ngày làm việc, những khoảng thời gian lãng phí như vậy sẽ dồn lại.
[su_spacer]
Theo ước tính thì trong môi trường làm việc văn phòng, trung bình mỗi nhân viên sẽ bị phân tâm cứ 11 phút một lần và sẽ mất tới 1/3 thời gian của ngày làm việc để dành cho việc tập trung trở lại vào nhiệm vụ chính của mình.
[su_spacer]
Liệu bạn có sẵn sàng để mất đi 1/3 thời gian của ngày làm việc của mình hay không?
[su_spacer]
Vì vậy lời khuyên của tôi là bạn hãy xác định xem việc gì là quan trọng nhất với bạn tại thời điểm đó và dành sự tập trung của bạn vào đó.
[su_spacer]
Hãy biết nói không với những gì không quan trọng.
[su_spacer]
Như vậy là chúng ta đã nói về 3 việc bạn cần làm ngay lúc này để có thể xác định được việc quan trọng bạn cần làm và dành sự tập trung vào một việc đó để bước đi trên các bậc thang thành công của các bạn.
[su_spacer]
Tôi xin được nhắc lại rằng, thành công là sự tập trung vào một việc để làm tốt việc đó trước khi chuyển sang thứ khác.
[su_spacer]
Vì vậy hãy bắt đầu một ngày mới với các bước sau:
[su_spacer]
1. Xác định những việc cần làm trong ngày mà sẽ mang lại hiệu quả cho mục tiêu của bạn.
[su_spacer]
2. Xác định mức độ quan trọng và cần thiết của mỗi việc.
[su_spacer]
3. Không làm nhiều việc một lúc, hãy dồn sự tập trung của bạn cho từng việc một.
[su_spacer]
Và hãy nhớ rằng, nghĩ lớn để thành công.
[su_spacer]
—————–
Tôi đã tạo ra Bản kế hoạch Kinh doanh 1 trang, sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả trong thời gian nhanh nhất
Bạn có thể xem thêm các video kiến thức của tôi tại
Hoặc
[su_spacer]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả
Xin chào

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam