Bài viết này muốn chia sẻ với bạn một điều rất quan trọng liên quan trực tiếp tới hiệu quả làm việc của bạn, đặc biệt là đối với những bạn làm sales, làm kinh doanh, freelancer… Đó chính là chi phí cơ hội và tại sao bạn lại phải luôn cân nhắc tới vấn đề này trước khi quyết định dành thời gian theo đuổi một khách hàng nào đó?
Chi phí cơ hội là gì?
Nếu như bạn có tìm hiểu về đầu tư kinh doanh hay học về kinh tế thì bạn có thể đã biết điều này. Đây là chi phí bạn mất đi khi quyết định lựa chọn thực hiện một hành động trong nhiều lựa chọn khác nhau.
Ví dụ: Nếu bạn đang có công việc ổn định lương 20 triệu/tháng và bạn quyết định nghỉ việc để ra ngoài làm kinh doanh khởi nghiệp thì bạn sẽ mất đi một nguồn thu nhập ổn định và đáng lẽ bạn sẽ có thể có được nếu như không quyết định làm kinh doanh. Khoản tiền bạn mất đi nên nó gọi là chi phí.
Ví dụ: Bạn có 2 khách hàng tiềm năng mà bạn đang cần phải chăm sóc. Tuy nhiên, bạn không biết ai là người có thể mua hàng bởi vì bạn không biết cách phân loại họ và bạn quyết định dành cả tuần, cả tháng để chăm sóc cho một người khách hàng và xao nhãng nên người khách hàng kia thì đó có thể là chi phí cơ hội mà bạn sẽ mất đi nếu như cái người khách hàng mà bạn quyết định chăm sóc đó mình không phải là khách hàng sẵn sàng mua, trong khi người còn lại sẽ mua hàng chỉ sau vài nốt nhạc.
Tại sao bạn cần phải hiểu rõ chi phí cơ hội của mình khi làm việc?
Khi bạn thường xuyên phải đưa ra quyết định phân bổ thời gian và nguồn lực của mình cho nhiều khách hàng khác nhau? Bởi vì bạn chỉ có 24 tiếng một ngày không thể nào mà dành thời gian cho tất cả mọi người như nhau được. Đó là bởi vì mỗi khách hàng có mức độ tiềm năng khác nhau, giá trị khác nhau cho nên cần được đầu tư nguồn lực một cách khác nhau.
Bạn phải nhớ điều này cho dù bạn bán cùng một sản phẩm, dịch vụ với cùng một mức giá, nhưng điều đó không có nghĩa rằng tất cả các khách hàng đều có giá trị về doanh thu với công ty là như nhau. Đó là bởi yếu tố về thời gian. Bạn phải nhìn nhận về giá trị của toàn bộ quá trình mà khách hàng ở lại với công ty của bạn – Lifetime value.
Điều này có nghĩa rằng: Tuy cùng mua một sản phẩm cùng một giá nhưng có người chỉ mua một lần và có người thì ở lại làm khách hàng trung thành của bạn trong vòng 10 năm. Giá trị của họ – Lifetime value có thể gấp nhiều lần so với khách hàng chỉ mua một lần.
Tới đây chắc bạn đã hiểu: Tại sao bạn cần phải hiểu về chi phí cơ hội và tại sao nó lại quan trọng như vậy? Nếu bạn chọn chăm sóc khách hàng mua một lần nhiều hơn và để mất đi khách hàng mua 10 năm vào tay đối thủ cạnh tranh của bạn thì bạn đã làm mất đi một khoản chi phí cơ hội rất lớn cho công ty.
Bên cạnh đó, chi phí cơ hội không chỉ đến từ phía khách hàng mà còn là các nguồn lực mà công ty cung cấp cho bạn. Bạn mất một người khách tốt thì có nghĩa rằng toàn bộ chi phí mà công ty bỏ ra cho bạn hoạt động như: Tiền lương, tiền phụ phí, di chuyển, ăn ở, trang thiết bị văn phòng… để bạn làm việc cũng đều mất đi khi bạn quyết định lựa chọn sai đối tượng khách hàng.
Hãy đặt mình vị trí vào người làm chủ và thử suy nghĩ xem rất đơn giản nếu như bạn mở quán cà phê, bạn đầu tư rất nhiều tiền vào cơ sở vật chất trả tiền thuê mặt bằng, tiền lương, tiền công cho nhân viên… và nhân viên của mình làm việc không hiệu quả hoặc dịch vụ kém làm mất khách, thì bạn với vai trò là người chủ quán, không chỉ mất doanh thu từ người khách hàng mà còn là tất cả các khoản chi phí mà bạn đã bỏ ra, đáng lẽ phải thu lại được từ doanh thu khi mà có khách hàng tốt.
Chính vì thế, qua bài viết này bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bạn lựa chọn đúng khách hàng để phục vụ. Đừng nghĩ rằng bạn có mặt ở văn phòng, showroom niềm nở với khách hàng là bạn đang làm tốt công việc của mình. Nếu như công ty chỉ cần người tiếp khách hàng giỏi thì họ chỉ cần thuê nhân viên chăm sóc khách hàng là đủ, đâu cần phải trả lương cho nhân viên sales.
Điều có thể giúp bạn giảm được tối đa chi phí cơ hội đó chính là bạn phải biết cách phân loại khách hàng của mình, sàng lọc những khách hàng ít tiềm năng hơn, và tập trung nguồn lực, thời gian, trí tuệ của mình vào những khách hàng tiềm năng, có giá trị lớn. Bạn không bỏ qua ai cả, nhưng bạn cần phải biết cách phân bổ nguồn lực của mình và công ty vào đúng chỗ.
—-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!