Chắc hẳn bạn có rất nhiều mục tiêu trong cuộc sống, rất nhiều hi vọng và kì vọng vào tương lai. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, mục tiêu sẽ chỉ là giấc mơ nếu như không đi cùng với hành động. Và việc đặt mục tiêu thế nào là rất quan trọng vì nếu đặt ra mục tiêu xa vời, không thực tế thì bạn sẽ tự hủy hoại chính động lực của bản thân mình. Hôm nay tôi sẽ nói với bạn cách đặt ra mục tiêu một cách hiệu quả nhất để bạn có thể đạt tới được thành công
Nói tới việc đặt mục tiêu như thế nào, điều đầu tiên tôi muốn khuyên bạn là hãy đặt ra mục tiêu cho mình trong thời gian 3 tháng tới, thay vì 1 năm hay 5 năm. Việc theo đuổi một mục tiêu dài hạn mà bạn không nhìn thấy được hiệu quả trong ngắn hạn chính là một con dao sắc bén sẽ cắt đi những hi vọng và nỗ lực của bạn trên con đường thành công. Hãy đặt mục tiêu cho mình một cách THÔNG MINH – SMART. Và Đó cũng chính là 5 tiêu chí để đặt ra mục tiêu hiệu quả mà tôi sẽ nói với bạn ngày hôm nay.
[su_youtube url=”https://youtu.be/ihTcYCvW594″]
Vậy đặt mục tiêu một cách thông minh – SMART là gì? SMART là viết tắt của những từ sau:
S – Specific: cụ thể
M – Measurable: có thể đo lường được
A – Attainable: có thể đạt được
R – Relevant: phù hợp
T – Time bound: có thời hạn cụ thể
Đây chính là 5 tiêu chí quan trọng để hướng dẫn bạn cách đặt ra một mục tiêu hiệu quả
Specific : Đặt mục tiêu một cách cụ thể
Mục tiêu bạn đặt ra phải thật cụ thể, không được chung chung một cách khái quát. Để có một mục tiêu cụ thể, bạn cần phải trả lời 6 câu hỏi sau
1. Who: Ai – Ai là những người có liên quan tới mục tiêu này?
Tất nhiên đây là mục tiêu bạn đặt ra cho bản thân mình, vậy câu hỏi Who, bạn sẽ phải trả lời được rằng, để đạt được mục tiêu đó, bạn cần những ai? Ví dụ, mục tiêu của bạn là trong 3 tháng tới có thể giảm 5 cân, vậy ai là người có thể liên quan tới việc đó, là PT – personal trainer – huấn luyện viên của bạn, hay vợ, người yêu – người đêm nào cũng nấu cho bạn những món ăn ngon khiến bạn không thể giảm cân. Hãy liệt kê hết tất cả những người có liên quan và tìm cách điều chỉnh họ cho phù hợp với mục tiêu của bạn.
2. What: Bạn muốn đạt được cái gì một cách cụ thể?
Ví dụ, mục tiêu cụ thể của bạn là biết cách sử dụng thành thạo phần mềm excel, hay biết giao tiếp cơ bản bằng tiếng anh vân vân. Đây chắc chắn là điều đầu tiên bạn nghĩ tới khi đặt ra mục tiêu kinh doanh cho mình
3. Where: Bạn sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh đó ở đâu?
Câu hỏi này thường ít người nghĩ tới vì nghĩ không cần thiết, ở đâu mà chẳng được, miễn là đạt được mục tiêu. Nhưng thực ra, nếu bạn có thể xác định cho mình được một cách cụ thể nhất nơi bạn muốn mục tiêu của mình đạt được thì sẽ giúp bạn lên kế hoạch hành động một cách dễ dàng hơn
4. When: Khi nào bạn muốn hoàn thành mục tiêu kinh doanh này?
Bạn cần đặt ra cho mình một thời gian cụ thể và bám chặt lấy nó, đó là một deadline mà bạn cần đạt được và một khi đã đặt ra rồi thì bạn không thể tìm bất kì lời bào chữa nào cho bản thân bạn nếu bạn không thực hiện được.
5. Which requirements: Những yêu cầu gì hoặc những khó khăn nào bạn sẽ gặp phải để đạt được mục tiêu đó
Nếu bạn trả lời một cách tỉ mỉ câu hỏi này thì bạn đã nắm phần trăm thành công rất cao vì bạn có thể lường trước được những khó khăn có thể xảy ra, tất nhiên là không phải tất cả. Nhưng những khó khăn chính là rảo cản lớn nhất khiến chúng ta từ bỏ theo đuổi mục tiêu kinh doanh của mình
6. Why: Tại sao bạn lại theo đuổi mục tiêu này
Tôi chắc chăn rằng bạn sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi thứ 6 này, bởi đó là lí do đầu tiên mà bạn nghĩ tới khi quyết định đặt ra mục tiêu kinh doanh cho mình
Việc trả lời 6 câu hỏi đó sẽ giúp bạn đặt ra được một mục tiêu kinh doanh cụ thể mà đó là bước đầu tiên để bạn xác định được hướng đi tới thành công
Ví dụ, thay vì đặt ra mục tiêu cho mình một cách chung chung như là: Tôi muốn có một thân hình săn chắc hơn. Thì một mục tiêu cụ thể, trả lời được 6 câu hỏi trên sẽ là: Tôi muốn đăng ký thành viên câu lạc bộ thể hình ở phòng gym gần nhà và đi tập 3 lần mỗi tuần vào sáng thứ 2, 4, 6 để có thể có một thân hình chắc chắn hơn khi đi biển vào mùa hè này.
Bạn thấy sao? Với cách đặt mục tiêu như vậy, bạn sẽ thấy ngay tiềm năng và cách thức để mình hoàn thành được nó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều phải không. Và với một mục tiêu cụ thế, bạn sẽ có một thước đo đánh giá xem bạn đã hoàn thành được nó hay chưa.
Measurable : Mục tiêu đặt ra phải đo lường được.
Đơn vị đo lường ở đây cho mục tiêu của bạn có thể là bất cứ thứ gì phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Phổ biến nhất là thời gian, số lượng hay bất kì đơn vị đo lường khác mà có thể đo được tiến độ hay mức độ thành công của quá trình hoàn thành mục tiêu của mình.
Việc đặt ra những mục tiêu có thể đo lường được sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định xem mình đã đi đúng hướng hay chưa và mức độ hoàn thành so với chỉ tiêu của các bạn là thế nào. Thông thường bạn cần trả lời một số câu hỏi như sau để đặt ra tiêu chí đo lường cho mục tiêu của bạn:
1. How much? Bao nhiêu tiền?
Mục tiêu của bạn là đạt được bao nhiêu tiền? ví du thu nhập hàng tháng mà bạn muốn đạt đượclà 10 triệu chẳng hạn
2. How many? Số lượng bao nhiêu?
Bạn cần bán được bao nhiêu sản phẩm để đạt chỉ tiêu trong tháng này? 10, 20 hay 50 sản phẩm
3. How fast? Bạn cần nhanh thế nào để đạt tới mục tiêu đó?
Trong 1 tháng, 3 tháng hay nửa năm
Hãy đưa ra những con số cụ thể cho mục tiêu của bạn
Attainable : Mục tiêu của bạn phải có khả năng thực hiện được.
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn đặt ra mục tiêu ngoài khả năng của bạn cả. Sẽ chỉ là mất thời gian khi bạn đặt ra mục tiêu trở thành tỉ Phú thế giới như Bill Gates trong vòng 5 năm tới khi bạn còn đang loay hoay đi tìm việc làm. Trên thực tế thì những tỉ Phú thế giới như Bill Gates hay Jack Ma cũng không đặt mục tiêu để trở thành những người giàu nhất thế giới. Họ đặt ra những mục tiêu phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của họ khi khởi nghiệp.
Cách để đặt ra mục tiêu mà bạn có thể đạt được, đó là hãy đánh giá lại tình trạng và khả năng trong cuộc sống của bạn, và đặt mục tiêu cao hơn đó một chút. Hay nói cách khác, bạn đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn một chút so với khả năng hiện tại của bạn.
Bạn phải nhớ rằng mục tiêu đặt ra là để đạt được và đó là động lực để bạn tiếp tục phấn đấu và đưa ra những mục tiêu cao hơn sau này. Ngay cả khi bạn thất bại thì bạn cũng sẽ đạt được một phần nào đó trong mục tiêu của mình và bạn sẽ không cảm thấy hụt hẫng và thất vọng.
Relevant: mục tiêu cần phải phù hợp đối với bạn.
Một mục tiêu phù hợp là mục tiêu hướng tới những thứ bạn thực sự mong muốn. Những mục tiêu đó nên gắn liền với những gì quan trọng trong cuộc sống của bạn, từ trong nghề nghiệp tới hạnh phúc của bản thân và gia đình, hoặc với những người mà bạn yêu thương. Trong kinh doanh thì mục tiêu phù hợp phải gắn liền với định hướng chung của công ty.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là giới thiệu một dòng sản phẩm mới trong năm sau thì sản phẩm đó phải phù hợp với đối tượng khách hàng và hình ảnh thương hiệu mà công ty đang xây dựng. Sẽ là rất không phù hợp nếu phòng mảketing đề xuất ra mắt một dòng xe phân khối lớn chạy xăng trong khi công ty đang theo đuổi định hướng thân thiện với môi trường trừ khi đó là định hướng mới của công ty.
Time bound: mục tiêu của bạn phải đi kèm với một một thời hạn cụ thể.
Bạn phải đưa ra cho mình ràng buộc về thời gian. Bạn có thể đặt mục tiêu hoàn thành công việc trong hôm nay, tuần tới hay 3 tháng nữa. Nếu bạn không có một đích đến về thời gian một cách cụ thể thì bạn sẽ để cho sự trì hoãn procrastination xen vào và bạn không thể đạt được mục tiêu của mình.
Như vậy là tôi đã nói với bạn về 5 tiêu chí của một mục tiêu Thông Minh – SMART goal.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể của những mục tiêu được đặt ra theo tất cả các tiêu chí mà chúng ta vừa nói tới
1 Trong công việc: tôi sẽ bán được 10 Căn hộ cho công việc tư vấn bất động sản của mình thông qua những khách hàng cũ, các buổi networking và qua mạng xã hội trong vòng 3 tháng tới
2 trong gia đình: tôi sẽ quan tâm gần gũi với gia đình hơn bằng cách tổ chức cho cả nhà đi du lịch 6 tháng một lần. Tôi sẽ dành ra 2 tiếng và tiết kiệm 5 triệu mỗi tháng cho chuyến đi này.
Đó là cách để bạn lên một kế hoạch thông minh và khả thi.
Hãy nhớ rằng, để đạt tới thành công thì bạn cần có một mục tiêu cụ thể, nhưng mục tiêu đó phải khả thi và bạn phải thật nghiêm túc với mục tiêu đó
Chúng ta sẽ nói thêm về các kỹ năng khác để giúp bạn có thể đạt được mục tiêu của mình
———————–