Hôm nay Duy sẽ chia sẻ về một chủ đề mà Duy nghĩ rất được quan tâm: “Làm thế nào để kinh doanh không cần vốn. Làm thế nào để khởi nghiệp với không đồng?” Và nếu như đây cũng là điều mà bạn đang muốn tìm hiểu thì bài viết hôm nay là dành cho bạn.
Khởi nghiệp 0 đồng là một trong những câu khẩu hiệu mà Duy thấy được đưa ra, được tung hô nhiều nhất trong những năm gần đây. Có rất nhiều các khóa huấn luyện về khởi nghiệp 0 đồng, có rất nhiều các câu lạc bộ cùng bắt đầu kinh doanh mà không cần vốn.
Chính bản thân của Duy cũng bị cuốn hút và cảm thấy tò mò. Bởi vì đó thực sự là một nghệ thuật kinh doanh mà nên được các nhà kinh tế học thế giới phải ghi nhận và học hỏi, bởi vì bạn không cần phải bỏ vốn mà vẫn có thể kinh doanh và làm giàu.
Đó thực sự là một phép màu và là một điều không tưởng, Duy không tin vào câu khẩu hiệu đó nếu bạn không đồng tình với quan điểm của tôi thì cũng không có sao cả.
Tại sao Duy lại nói không thể khởi nghiệp mà không cần phải bỏ vốn? Hay nói cách khác Duy không tin rằng ai đó có thể khởi nghiệp mà không cần phải bỏ tiền ra.
Đó là bởi ba lý do sau đây:
Lý do thứ nhất, tất cả mọi thứ trên thế giới này đều hoạt động theo nguyên tắc nhân quả
Bạn đừng nghĩ rằng nhân quả ở đây chỉ có nghĩa rằng là luật nhân quả. Tức là bạn làm điều tốt thì nhận được kết quả tốt, còn ngược lại nếu bạn làm điều xấu thì kết cục không có gì hay ho. Nguyên tắc nhân quả có nghĩa chung rằng phải có một khởi đầu một điểm đầu nào đó thì mới có được một kết quả nhất định.
Ví dụ: Bạn phải đi làm, phải bỏ công sức, trí tuệ của bạn thì bạn mới được trả lương, bạn bỏ thời gian học tập, rèn luyện, thì bạn mới có được kiến thức hay bạn bỏ tiền mua vé số thì bạn mới trúng được độc đắc.
Trong khi đó, nếu bạn tin rằng bạn làm kinh doanh, bạn muốn khởi nghiệp với 0 đồng, nghĩa là bạn không cần phải bỏ ra chút vốn nào mà cũng có thể tạo ra được lợi nhuận, liệu cái điều đó có hợp lý hay không?
Tôi biết chắc chắn rằng sẽ có nhiều bạn có ý kiến thế này: “Không có tiền thì có sức, dùng cái sức đó để đi làm ra tiền, rồi dùng nó để kinh doanh hoặc làm không công cho người khác thay vì bỏ vốn...”
Lý do thứ hai, không tính tới giá trị của công sức và thời gian của mình như là một chi phí
Cứ cho rằng bạn tự mình bỏ công sức thời gian để làm công việc kinh doanh, không phải thuê người ngoài, không phải trả lương cho họ. Như vậy là sẽ đỡ phải bỏ tiền túi ra, đó là cách suy nghĩ chung của mọi người.
Duy muốn hỏi bạn là: “Bạn sẽ ăn bằng gì? Bạn lấy gì để đổ xăng để phục vụ cho việc đi lại?” khi mà làm cái công việc kinh doanh đó. Trong khi nếu như bạn đi làm công việc khác thì lương của bạn có thể là 300000-500000 VNĐ/ngày. Như vậy thì bạn vừa mất đi cơ hội kiếm được 300000 VNĐ/ngày, vừa phải rút ví của bình ra để đổ xăng cho xe chạy và các chi phí sinh hoạt trong cái giai đoạn đầu của khởi nghiệp nữa.
Đó chính là chi phí mà bạn phải bỏ ra cho công việc kinh doanh của mình. Và bạn đang tự cho rằng nó không liên quan gì tới quá trình khởi nghiệp của mình cả. Vì vậy bạn coi đó là quá trình khởi nghiệp không cần vốn, trong khi đó thực ra vốn của bạn đang bỏ ra được ẩn đi dưới những cái tên khác.
Duy muốn bạn nhớ điều này: “Ngay cả khi bạn nói rằng bạn có kỹ năng bạn kinh doanh bằng chính kỹ năng của mình tại nhà, giống như là làm tự do.”
Ví dụ: Bạn biết cách viết content và bạn nhận quản lý fanpage cho một người khác để lấy phí thì bạn vẫn phải trả tiền điện, tiền nước, tiền sinh hoạt phí cho chính bản thân của mình, rồi thì tiền mua máy tính, tiền điện thoại… để phục vụ cho công việc đó. Bạn có thể không muốn gọi nó là vốn, nhưng mà thực chất, đó chính là chi phí của một doanh nghiệp khi đi vào hoạt động.
Lý do thứ 3, mình không có tiền thì mình đi vay tiền của người khác
Duy biết đây là luận điểm rất vững chắc của nhiều người. Nếu bạn đi vay của người khác để có tiền kinh doanh thì đó có nghĩa rằng bạn vẫn cần tiền cho công việc khởi nghiệp của mình. Như vậy thì đâu có thể gọi là khởi nghiệp 0 đồng được mà nên gọi đó là khởi nghiệp bằng tiền của người khác và để làm được điều này thì chỉ có thể có hai khả năng:
- Bạn được một người nào đó như là bố mẹ gia đình của bạn tặng cho một khoản tiền nào đó vô điều kiện để kinh doanh. Giống như một khoản tiền tự nhiên ở trên trời rơi xuống, nếu như bạn thực sự đang có khoản tiền đó thì bạn là một người rất may mắn.
- Bạn phải rất là giỏi và ý tưởng kinh doanh của bạn phải rất tiềm năng và rất khả thi. Khi đó thì bạn có thể mời gọi nhà đầu tư và họ hy vọng rằng họ sẽ bỏ tiền túi của họ ra để bạn làm kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế thì rất ít ai sẵn sàng đầu tư mà chỉ dựa trên ý tưởng bởi vì những nhà đầu tư họ không muốn đặt cái rủi ro cho khoản tiền của mình vào những ý tưởng kinh doanh mà chưa được kiểm chứng.
Nói như vậy thì có nghĩa rằng bạn phải có một nguồn tiền từ trên trở rơi xuống thì mới có thể gọi là khởi nghiệp 0 đồng. Bởi vì ngay cả cái việc bạn muốn trúng xổ số để có khoản tiền lớn thì bạn cũng cần phải đầu tư tiền mua vé số.
Đó chính là quan điểm của tôi về câu khẩu hiệu: “Khởi nghiệp 0 đồng” và như chúng ta vừa nói, có một cách để bạn làm được đó là hy vọng rằng tự nhiên ở đâu đó tiền rơi xuống trước mặt của bạn.
—-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!