Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn suy nghĩ của tôi về một vấn đề mà tôi tin chắc là sẽ rất nhiều người tranh luận đây là vấn đề mà từ bao nhiêu năm nay rất nhiều người nói tới, đó chính là làm việc chăm chỉ hay là làm việc thông minh.
Lý do tôi nói về vấn đề này là bởi vì tôi đọc được nhiều comment nói rằng đừng làm việc chăm chỉ mà phải làm việc thật thông minh câu nói này có đúng hay không?
Câu khẩu hiệu Đừng làm việc chăm chỉ mà hãy làm việc thông minh đã trở một câu cửa miệng của rất nhiều người trong những năm gần đây. Tôi cũng đã từng nói rất nhiều cái câu nói này trong nhiều năm qua và hiểu sai về ý nghĩa thực sự của câu nói đó. Nếu như bạn cũng suy nghĩ theo cách của tôi trước đây thì có thể bạn đang chỉ tập trung tới một khía cạnh rất hạn hẹp đó là coi nhẹ vai trò của làm việc chăm chỉ.
Có người đăng tải hình ảnh một người công nhân cần mẫn mang vác từng bao xi măng trên người và comment rằng đừng làm việc chăm chỉ hãy làm việc thông minh kiểu như vậy tôi rất không đồng tình với cách nói đó. Theo quan điểm của tôi của câu nói này là để nhấn mạnh cái tầm quan trọng của việc bạn phải tìm cách cải tiến hiệu quả công việc của mình chứ đừng có chứ đừng có chỉ dồn sức lực vào để làm việc mà không nghĩ cách cải thiện hiệu quả cho dù bạn vẫn đạt được kết quả như mình mong muốn.
Nếu bạn là một người bán hàng và bạn đặt mục tiêu trong ngày là phải gọi điện thoại được cho 50 khách hàng, đối với bạn thì như vậy là một ngày hiệu quả và thành công và vì vậy bạn trải dài cái thời gian gọi điện thoại ra suốt cả ngày, gọi 5 cuộc là nghỉ đi uống cà phê trong 10 phút, ví dụ như vậy với cách làm này thì cả bạn và những người khác đều thấy rằng bạn luôn có một ngày làm việc bận rộn trong đầu của bạn sẽ luôn nghĩ rằng à mình xong 5 cuộc gọi rồi mình đã thành công, tự thưởng cho mình 10 phút giải lao và kéo dài cho tới hết 8 tiếng của ngày làm việc. Những người khác khi nhìn thấy bạn thì cũng sẽ nghĩ rằng bạn quá chăm chỉ, lúc nào cũng thấy trao đổi điện thoại với khách hàng, rất đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên bạn lại không biết rằng mình hoàn toàn có thể thực hiện xong 50 cuộc điện thoại đó chỉ trong vòng 4 tiếng và khách hàng sẽ có xu hướng đồng ý gặp bạn cao hơn. Nếu như bạn gọi vào một số cái khung giờ nhất định việc kéo dài thời gian cả ngày thực ra lại không hiệu quả bằng việc bạn chỉ tập trung vào cái khung giờ vàng thường là trong buổi sáng khi mà khách hàng vẫn còn tâm trí và năng lượng để tiếp bạn đó là ví dụ của việc bạn cần phải làm việc thông minh hơn để đạt được hiệu quả cao hơn.
Đó cũng chính là lý do vì sao mới có câu khẩu hiệu: Đừng làm việc chăm chỉ mà hãy làm việc thông minh. Thế nhưng, chính vì cái từ đừng làm việc chăm chỉ này, mà một số bạn đã dùng nó như là một lời bào chữa cho chính bản thân của mình rằng mình đang làm việc thông minh, hiệu quả cho nên không cần phải chăm chỉ làm vừa đủ thôi cũng bằng người khác, làm cả ngày rồi. Đây là một suy nghĩ rất sai lầm và nó sẽ phá hủy đi tương lai của bạn.
Tại sao lại như vậy?
Sau nhiều năm làm việc ở những tập đoàn lớn và cả trong kinh doanh tự mình kinh doanh đó là không có làm việc chăm chỉ, bạn sẽ không đi được tới đâu cả cho dù bạn có làm việc thông minh tới đâu bởi vì một yếu tố đó là sự cạnh tranh. Có hai vấn đề về cạnh tranh, đó là cạnh tranh với người khác và cạnh tranh với chính bản thân của mình.
Thứ nhất, bạn phải nhớ rằng, nếu như bạn làm kinh doanh, làm bán hàng hoặc là một vài công việc khác thì bạn luôn ở trong một cuộc chạy đua. Nếu như bạn làm sale thì bạn ở trong cuộc đua với doanh số với các đồng nghiệp khác để trở thành người bán hàng xuất sắc nhất, nếu bạn làm kinh doanh thì tất nhiên là đối thủ cạnh tranh của bạn ở khắp mọi nơi và ngày một nhiều hơn bạn nghĩ rằng những người đó họ không biết làm việc thông minh hay sao bạn nghĩ rằng chỉ có bạn mới biết cách tăng hiệu quả công việc của mình hay sao tôi nghĩ bạn đã có câu trả lời cho những câu hỏi này chỉ cần bạn dừng chân lại, chậm lại thì bạn sẽ bị đuổi kịp và thua cuộc.
Còn vấn đề thứ hai đó là cạnh tranh với chính bản thân của mình nào, cách duy nhất để chúng ta trưởng thành hơn, tốt hơn, hoàn thiện hơn đó là so sánh với chính bản thân của mình của ngày hôm qua. Vấn đề ở đây đó là khi bạn nghĩ rằng mình đã làm việc thông minh và không cần phải chăm chỉ thì cách suy nghĩ đó sẽ khiến bạn không còn muốn nỗ lực thay đổi chính bản thân của mình nữa. Dù động lực có lớn tới đâu, kỷ luật có cao tới thế nào thì bạn cũng sẽ nhanh chóng chán nản nếu không có sự chịu khó cần mẫn chăm chỉ để tiếp tục làm việc. Điều này lại càng được thấy rõ hơn ở những công việc cần có sự bền bỉ, sự kiên trì trong suốt một thời gian dài.
Vậy mối quan hệ giữa sự chăm chỉ và thông minh là gì?
Tôi nghĩ rằng bạn sẽ cần có cả hai yếu tố này mọi lúc mọi nơi tuy nhiên với cái mức độ quan trọng của mỗi yếu tố này sẽ tùy thuộc vào mục tiêu và công việc mà bạn muốn thực hiện. Nếu như bạn đang làm việc trong một dây chuyền nhiều công đoạn, nhiều người khi bạn thông minh quá tự mình cải tiến mọi thứ của mình thì bạn sẽ không thể ăn khớp được với những người khác, điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự đồng bộ chung của cả một tập thể. Tất nhiên là bạn vẫn nên chú ý đưa ra những đề xuất cách thức cải tiến nhỏ để giúp cho toàn bộ các hệ thống nó tốt hơn nhưng đó là một quá trình cần có sự tham gia của rất nhiều người. Còn nếu như bạn làm kinh doanh, bạn có doanh nghiệp riêng, công ty riêng của bạn và bạn phải cạnh tranh trên thị trường thì chắc chắn là bạn sẽ cần có cả hai yếu tố chăm chỉ và thông minh mọi lúc mọi nơi bạn cần làm việc thông minh để tối ưu hóa hiệu quả làm việc của mình để cải tiến khác biệt hóa chính mình cho tốt hơn trong cái môi trường ngày một cạnh tranh. Nhưng như tôi đã nói ở trên, bạn cũng cần phải có sự chăm chỉ không bị những người khác bám đuổi hoặc là tụt lại phía sau và nếu như bạn muốn doanh nghiệp của mình ngày một tăng trưởng hơn thì sự thì sự chăm chỉ là yếu tố không cần phải bàn tới, bạn sẽ phải làm việc liên tục cho cái điều đó.
Không ai có thể thay thế cho bạn được, bạn có thể trao quyền áp dụng các hệ thống tự động hóa để tăng năng suất giảm thời gian làm trực tiếp của bạn nhưng bạn vẫn phải làm những công việc quản lý, những công việc khác thay vào đó xây dựng doanh nghiệp của mình đi lên ngày một lớn mạnh hơn nếu không bạn sẽ chỉ dậm chân tại chỗ. Để đạt được sự thông minh thì bạn cũng cần phải làm việc chăm chỉ mới có được cái sự thông minh, bạn muốn sáng tạo thì bạn phải học các kĩ năng để có thể đạt được cái sự sáng tạo.
Vậy thì làm sao bạn có thể vừa học được các kỹ năng trong khi bạn vẫn còn bận làm việc, bận kinh doanh?
Chính là sự chăm chỉ, đó là lý do vì sao mà đối với bản thân tôi không có sự lựa chọn giữa làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh mà bạn cần phải có cả hai yếu tố này, ngoài ra nếu như bạn cũng như tôi cảm thấy mình chưa giỏi như nhiều người và mình muốn đuổi kịp họ thì chắc chắn bạn sẽ còn phải làm việc chăm chỉ hơn những người khác. Bạn có thể lấy lý do mình không đủ thông minh để thua trong một cuộc đua về trí tuệ nhưng nếu lý do mà bạn thua trong một cuộc đua công bằng về trí tuệ là không đủ chăm chỉ thì đó là một điều rất khó chấp nhận được. Đó là lý do vì sao mà tôi luôn có một câu nói rất nổi tiếng được dán khắp mọi nơi trong nhà, trong phòng tắm, trên màn hình máy tính của mình đó là: Những người làm việc chăm chỉ sẽ đánh bại những người có tài năng nếu như những người có tài năng đó không làm việc chăm chỉ.
—-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!