Chủ đề của chúng ta ngày hôm nay là: “Tư duy”. Nếu như bạn đang có một tư duy bảo thủ, thì bạn đang kìm hãm những tiềm năng mạnh mẽ của chính bản thân mình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tư duy bảo thủ và cầu tiến bởi vì đó là yếu tố đầu tiên bạn cần phải xác định đúng trước khi hướng tới bất kỳ thành công gì.
Hãy nói về tư duy của con người một cách tổng quát
Như chúng ta đều biết rằng cơ thể của chúng ta từ khi sinh ra đã được định hình sẵn bởi cơ chế di truyền về kiểu gen và kiểu hình từ đời ông bà cha mẹ chúng ta để lại. Tuy là hiện nay bạn có thể can thiệp được vào để thay đổi cơ thể của mình như là phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng nhìn chung thì một cách tự nhiên thì chúng ta hầu như không thể can thiệp được vào những đặc điểm trên cơ thể của mình.
Vậy còn về trí tuệ và các khả năng và các kỹ năng của con người thì sao? Liệu chúng ta có được thừa hưởng từ các thế hệ trước hay không? Câu trả lời thì chắc hẳn là nhiều bạn đã biết và cũng rất nhiều các kết quả nghiên cứu khoa học cũng đã xác nhận rằng: “Nếu như bạn muốn trở thành một nghệ sĩ đàn piano chuyên nghiệp thì ngoài cái khả năng thẩm âm trời phú ra bạn còn cần phải có hàng ngàn giờ, thậm chí là hàng chục năm rèn luyện để đạt được kỹ năng này.“
Và để đạt được những kỹ năng tuyệt đỉnh như vậy thì bạn cần phải có một tư duy tích cực và cầu tiến. Bởi lẽ tư duy của chúng ta sẽ định hướng cho niềm tin vào khả năng thực hiện được bất cứ thứ gì mà chúng ta mong muốn. Tư duy của con người thì được thường được chia thành hai nhóm đối lập: “Tư duy bảo thủ” và “Tư duy cầu tiến”
Vậy cái sự khác biệt giữa hai loại tư duy bảo thủ và cầu tiến là như thế nào?
Thứ nhất, những người có tư duy bảo thủ luôn tin rằng con người khi sinh ra đã được ban cho một số khả năng nhất định và không có cách nào thay đổi hay học thêm được bất cứ thứ thứ gì ngoài những cái khả năng đó trong khi đó những người có tư duy cầu tiến thì luôn tin rằng chúng ta có thể đạt được bất cứ điều gì nếu như mà bản thân chúng ta cố gắng hết sức có thể.
Chính vì vậy những người có tư duy cầu tiến thì luôn tìm cách để cải thiện bản thân của mình và tiến bộ hơn trong suốt cuộc đời của họ. Họ luôn muốn học thêm những kỹ năng mới chủ động mở rộng tất cả các mối quan hệ mới. Đối với họ thì cuộc sống luôn có rất nhiều điều có thể trải nghiệm và luôn luôn thay đổi. Nhưng trái lại những người có tư duy bảo thủ thì họ luôn tin rằng họ chỉ có thể tốt về một hoặc là một vài thứ mà thôi và nếu như họ thất bại trong cái chuyện gì đó thì họ sẽ chán ghét bản thân của mình.
Thứ hai, những người có tư duy bảo thủ thường tìm kiếm các sự tán thành trong khi người có tư duy cầu tiến sẽ tìm kiếm phương thức để phát triển. Điều này bạn có thể thấy rất rõ trong môi trường làm việc công sở, qua cách thể hiện của các sếp của bạn, cách quản lý trong công ty.
Do cái tính chất phân cấp phân tầng trong doanh nghiệp cho nên đa phần những nhân viên đồng cấp trong cùng một công ty sẽ cố gắng giữ cái mức độ quan hệ vừa phải, để có thể làm việc một cách dễ dàng và an toàn trong dài hạn, trong khi đó thì các sếp do nắm trong tay cái quyền lực cao hơn, có quyền sinh sát trong tay cho nên thể hiện rõ hơn cái sự khác biệt giữa hai nhóm tư duy này. Những người quản lý có tư duy bảo thủ thì sẽ coi mình là trung tâm của vũ trụ, họ luôn coi trọng hình ảnh của bản thân mình hơn là cái sự phát triển chung của cả công ty. Trong tâm trí họ thì họ luôn tìm kiếm ra sự ủng hộ và tán thành của những người khác
Trong khi đó những người có tư duy cầu tiến thì lại luôn tìm cách để cho nhân viên của họ và cả công ty cùng được phát triển, đặc điểm của những người sếp có tư duy cầu tiến đó là họ luôn biết lắng nghe những người khác, biết ghi nhận những đóng góp của những người khác thay vì là dành hết công lao, công sức về cho mình. Biết tìm cách giúp cho nhân viên của mình phát triển bản thân tốt hơn.
Thứ ba, những người bảo thủ thì coi thất bại là một thảm họa trong khi những người có tư duy cầu tiến coi đó là một cơ hội. Bạn có bao giờ để ý thấy mình hoặc những người xung quanh của bạn, giận dữ khi mà bạn gặp phải cái chuyện gì đó không vừa ý và sẵn sàng giận cá chém thớt.
Những người có tư duy bảo thủ không bao giờ tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác hoặc là phân tích những cái điểm yếu của bản thân mình. Họ không muốn rèn luyện để trở nên tốt hơn bởi vì họ coi bản thân mình như là một sản phẩm hoàn thiện sau cùng, chứ không phải là một quá trình thay đổi liên tục. Trong khi đó những người có tư duy cầu tiến thì lại thể hiện một cách hoàn toàn đối lập.
Ví dụ: Trong suốt cái quãng thời gian đầu của sự nghiệp của Michael Joden, anh không thể nào thực hiện dứt điểm một cách hoàn thiện và đã 26 lần anh khiến cho cả đội của mình bỏ lỡ chiến thắng do không thể nào ghi điểm vào phút chót. Tuy nhiên thay vì chán nản và từ bỏ anh ta đã kiên trì tập luyện cái pha dứt điểm đó cái mà anh đã bỏ lỡ hàng chục lần như vậy. Hàng ngày, hàng giờ trong suốt một thời gian dài và kết quả là tên tuổi của Michael Joden đã không thể bị xóa mờ bởi những kỹ năng hoàn hảo của anh trên sân đấu trong cái lĩnh vực bóng rổ.
Chắc chắn Michael Joden là người có tư duy cầu tiến bởi vì thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho đồng đội, tìm lý do viện cớ anh đã tìm cách phân tích những điểm yếu và thiếu sót của mình để hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.
Vậy thì làm thế nào để bạn để tôi để chúng ta có thể có một tư duy cầu tiến?
Một tin vui đối với bạn đó là chúng ta có thể rèn luyện để thay đổi theo hướng tích cực hơn, tất nhiên đây là một quá trình dài và bạn cần phải có một sự kiên nhẫn, bạn cần phải thay đổi bởi vì bạn cảm thấy mình có phần nào đó của tư duy bảo thủ.
Cách để bạn có thể thay đổi tư duy của mình đó là hãy dạy chính bản thân của mình cái cách suy nghĩ của một người có tư duy cầu tiến. Từ những việc nhỏ nhất, từng bước, từng bước một.
Ví dụ: Khi bạn đánh rơi, con cái của bạn đánh rơi một cái đĩa vỡ, thì cái suy nghĩ đầu tiên của đa phần mọi người sẽ là gì? Những lúc như vậy hãy dừng lại một chút và hãy thay đổi cái suy nghĩ của bạn theo hướng tích cực hơn. Rơi vỡ là chuyện bình thường, mình sẽ dọn dẹp sạch sẽ và cẩn thận hơn trong lần tới. Hay là hãy nói với con của bạn rằng đừng lo lắng, con hãy cẩn thận hơn lần sau nhé.
Hãy thay đổi lại cái tư duy, cái suy nghĩ của bạn từ những cái thứ nhỏ nhất như vậy và dần dần bạn sẽ rèn luyện cho mình một tư duy cầu tiến một tư duy tích cực.
—-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!