Tôi nhận được rất nhiều tin nhắn của các bạn mới đi làm sales hỏi tôi: “Phải làm sao để có thể duy trì được cái động lực làm việc khi mà khách hàng liên tục từ chối và cái tỷ lệ chốt sale không cao?” Trong khi đó thì cũng có những quản lý đội sales, các giám đốc công ty cũng nhắn tin cho tôi hỏi “Làm thế nào để nhân viên của mình làm việc một cách tốt nhất, nhiều động lực nhất?”
Tóm lại thì tất cả đều xoay quanh cái vấn đề là “Làm thế nào để hiệu quả làm việc của những người sales mới được tốt nhất?” Vậy thì trước tiên tôi muốn trao đổi với bạn một chút về 2 chữ “Động lực” này trong cái nghề bán hàng, đâu là những “Động lực chính” để một người bán hàng làm việc tốt nhất theo cái khả năng của mình.
Theo tôi nghĩ thì có thể chia thành 3 nhóm nguồn động lực chính:
Nhóm thứ nhất, nguồn động lực đến từ những lợi ích vật chất hữu hình thực tế nhất đối với người nhân viên bán hàng
Ví dụ: Tiền lương cơ bản, tiền thưởng, hoa hồng, các chế độ về bảo hiểm về ngày nghỉ…
Đây theo tôi là cái lý do lớn nhất khiến cho nhiều người muốn bắt đầu với nghề làm sales bởi lẽ hầu hết các quảng cáo về tuyển dụng trong nghề này đều hấp dẫn cả.
Ví dụ: Lương khởi điểm ban đầu là 8 triệu + thêm hoa hồng và chế độ thì có thể lên tới 15-20 triệu/tháng, không cần bằng cấp quá cao và kinh nghiệm nhiều và sẽ được đào tạo. Hầu hết những ai chưa từng làm qua nghề sale thì sẽ bị choáng ngợp bởi con số 15 đến 20 triệu đồng một tháng này.
Tuy nhiên, chính vì bạn chưa từng trải nghiệm qua những khó khăn đặc biệt, trong đó có vấn đề về chỉ tiêu của nghề sales, cho nên bạn sẵn sàng hào hứng đăng ký để trở thành một người làm bán hàng và cái điều kiện để trở thành một người bán hàng thì lại quá đơn giản vì hiện tại thì chưa có một trường đại học nào đào tạo một khóa 3-4 năm để trở thành một người bán hàng hiệu quả.
Cho nên bằng cấp trong nghề này không quan trọng lắm, bản thân tôi nghĩ rằng “Tại sao các nghề khác lại có các khóa học các môn học, đào tạo chính thống mà nghề sale thì lại không?”.
Nguồn động lực thứ 2, cơ hội được học hỏi những kỹ năng mới từ những người giỏi hơn hoặc từ một công ty, một môi trường làm việc chuyên nghiệp
Theo tôi thì đây là nguồn động lực thứ 2 mà những người làm sales hướng tới đây cũng là một trong những động lực chính của bản thân tôi khi mới bước vào nghề, tôi không chọn sản phẩm để bán mà tôi chọn người sẽ hướng dẫn mình, chọn công ty mà mình sẽ làm việc để mình học các kỹ năng làm nghề sau này.
Bởi vì khi bạn tìm được một ai đó sẵn sàng truyền thụ kinh nghiệm, kiến thức cho mình thì điều đó còn đáng quý hơn cả các giá trị về tiền bạc mà chúng ta vừa nói tới, vì đó chính là cái cần câu cá để bạn có thể kiếm cơm trong suốt phần đời còn lại của mình.
Nguồn động lực thứ 3, vẻ ngoài hào nhoáng cái sự tự do trong thời gian và công việc mà bạn có thể đạt được khi làm nghề sales
Nếu bạn làm sales cho các sản phẩm có giá trị cao thì hình ảnh mọi người sẽ hình dung bạn sẽ như thế này, bạn cũng sẽ kỳ vọng mình được như thế này nhưng mà thực tế thì rất nhiều lúc bạn sẽ nhận thấy rằng mình đang như thế này.
Đó là thực tế của những người mới vào nghề, đặc biệt là những người hướng nội bạn kỳ vọng rằng phần lớn thời gian của mình sẽ đi cà phê bàn đại sự với khách hàng ngồi cà phê và thảo luận về các thương vụ trăm triệu cho đến bạc tỷ. Thời gian của bạn sẽ rất là linh động, không bị gò bó như các công việc trong văn phòng hoặc là bạn có thể nghĩ rằng mình sẽ được tiếp xúc với những khách hàng mới, mở rộng quan hệ của mình và trong mắt mọi người, bạn là một người rất năng động.
Tôi biết đó là một trong số những kỳ vọng của rất nhiều người. Đó thực ra cũng là hình dung của chính bản thân tôi khi bước chân vào nghề này nếu như bạn làm tốt kiên trì và nỗ lực thì tất cả những điều đó có thể sẽ thành hiện thực.
Vậy thì làm thế nào để có thể giữ lửa, duy trì được những động lực này trong thời gian đầu hoặc qua những giai đoạn khó khăn của nghề bán hàng?
Có rất nhiều cách khác nhau để làm điều này, bởi vì như chúng ta vừa nói tới, động lực của mỗi người là khác nhau nhưng có 2 yếu tố quan trọng nhất mà thực ra là nhân tố quan trọng nhất để giúp tạo ra động lực làm việc cho người bán hàng:
Thứ nhất, người trưởng nhóm người lãnh đạo định hướng cho bạn và giúp bạn tiếp thêm cái nguồn động lực này
Khi nói tới vấn đề động lực cho người bán hàng thì trách nhiệm đầu tiên theo bạn thân của tôi nghĩ đó là đến từ người giám đốc bán hàng, người trưởng phòng bán hàng, người leader của bạn, đặc biệt là đối với những người nhân viên mới đi làm. Bởi vì nếu như bạn đang giữ cái vai trò quản lý này thì có nghĩa là bạn đã có kinh nghiệm đã có trải nghiệm có kiến thức và bạn thừa hiểu tất cả những khó khăn mà một người nhân viên mới sẽ phải gặp phải và sẽ phải trải qua.
Tất nhiên thì bạn có thể nói rằng các công ty đều có các chính sách tốt để động viên nhân viên của mình như là chế độ hoa hồng tốt, các chính sách đãi ngộ hơn hẳn các công ty xung quanh nhưng khi nhân viên của bạn rơi vào bế tắc, không biết cách giải quyết ra làm sao thì những cái thứ đó có giá trị gì nữa hay không? Mà như chúng ta đều biết kỳ vọng khi không đạt được thì sẽ trở thành thất vọng.
Thứ 2, chính bản thân của bạn bởi vì kỹ năng tự tạo ra động lực của bản thân.
Self motivation là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người làm nghề bán hàng. Nói một cách tổng quát thì bạn phải tự xác định được một cách rõ ràng, động lực của mình cho công việc này là gì và tự tạo ra cái động lực đó bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tôi đã gặp rất nhiều trở ngại khi mới bắt đầu làm việc trong cái nghề sale này bởi vì với một người hướng nội.
Thế nhưng sau đó tôi đã nghĩ ra một cách để tự mình cải thiện vấn đề này. Đó là tôi tìm đến một người bạn, một người đồng nghiệp, một người rất nhanh nhẹn và rất năng động trong lĩnh vực này. Cô bạn của tôi rất khéo và bán hàng rất giỏi, tôi đề nghị được đi cùng trong những lần tiếp xúc với khách hàng của cô bạn đó để có thể quan sát và học theo những gì mà bạn tôi đã làm.
Tôi chú ý đến từng cử chỉ, từng hành động từ cách cười, cách bắt tay, cách mở đầu câu chuyện à thử áp dụng cho bản thân của mình, tìm ra cái cách nào mà mình cảm thấy phù hợp nhất, thoải mái nhất khi nói chuyện với khách hàng và nhờ như vậy mà dần dần tôi đã thay đổi, đã tự tin hơn.
Tôi học từ rất nhiều người, những người xung quanh tôi như là từ bố mẹ, bạn bè và cả các đồng nghiệp khác. Bởi vì tôi nhận ra rằng cái điểm mạnh của một người hướng nội là khả năng quan sát và chú ý, phương pháp tôi đưa ra cho mình để cải thiện chính là quan sát và học theo rồi tự điều chỉnh cho phù hợp với tính cách của mình dần dần thì mọi thứ trở nên tự nhiên hơn.
—-
Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY
Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!