fbpx

3 BÀI HỌC TỪ APPLE CHO TẤT CẢ SME VÀ STARTUP

A VPN is an essential component of IT security, whether you’re just starting a business or are already up and running. Most business interactions and transactions happen online and VPN

Nội dung bài viết

[su_spacer]
Apple là cái tên mà có lẽ gần như cả 7 tỉ người trên Thế giới này đều biết tới.
[su_spacer]
Cho dù bạn có không phải là một Apple Fan thì bạn cũng không thể phủ nhận rằng những con số bán hàng kỉ lục và giá trị thị trường còn cao hơn cả GDP của nhiều quốc gia của công ty này.
[su_spacer]
Và Có rất nhiều điều từ cách thức quản lí, vận hành, sản xuất cho đến marketing của  Apple mà chúng ta có thể học được.
[su_spacer]
Hôm nay tôi sẽ nói với các bạn 3 điều bạn có thể học được từ Apple để áp dụng cho startup, trong bất kì lĩnh vực nào.
[su_spacer]
[su_spacer]

Bài học đầu tiên là từ triết lí thiết kế sản phẩm của Apple: Tiên tiến nhất nhưng có thể chấp nhận được. Most Advanced Yet Acceptable.

[su_spacer]
Chúng ta đều biết các sản phẩm của Apple không phải là những sản phẩm tiên tiến nhất trên thị trường.
[su_spacer]
Nếu xét về mặt mới nhất của công nghệ thì Apple luôn đi sau các đối thủ khác trong lĩnh vực này. Các công nghệ mà Apple áp dụng cho sản phẩm của mình như điện thoại iphone, hay macbook đều đi sau các công ty sản xuất điện thoại Android tới vài năm.
[su_spacer]
Hoặc như máy nghe nhạc Mp3, Apple cũng không phải là công ty sáng chế ra chiếc máy nghe mp3 đầu tiên, nhưng ipod lại là thiết bị nghe nhạc phổ biến nhất thế giới.
[su_spacer]
Tôi không nói là Apple không thể phát minh ra được cái gì mới.
[su_spacer]
Tôi tin là họ có rất nhiều bằng sáng chế ra những thứ tiên tiên, nhưng họ không đưa vào áp dụng.
[su_spacer]
Tại sao lại như vậy.
[su_spacer]
Đó là bởi triết lí về sản phẩm MAYA của Apple.
[su_spacer]
Những bạn nào học và nghiên cứu về UX design thì sẽ quen thuộc với triết lí này.
[su_spacer]
[su_quote]Nội dung của triết lí MAYA là thế này: Thiết kế cho tương lai, nhưng phải cân bằng và phù hợp với người dùng ở hiện tại.
[su_spacer]
Điều này có nghĩa là khi bạn thiết kế sản phẩm, đưa ra ý tưởng, bạn có thể nghĩ ra những công nghệ tiên tiến cho nhiều năm tới nhưng hãy áp dụng những thiết kế hay công nghệ tiên tiến đó một cách từ từ để người dùng làm quen với sản phẩm của bạn.[/su_quote]
[su_spacer]
Đây là một bài học xương máu cho Apple khi công ty này lần đầu tiên công bố sản phẩm máy tính bảng Apple Newton vào năm 1993 và sau đó phải hủy sản phẩm này vào năm 1998.
[su_spacer]
Nó đã trở thành một thảm họa tài chính trong lịch sử của Apple.
[su_spacer]
Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thất bại cho sản phẩm đó, là do tại thời điểm năm 1993, bạn hãy hình dung một thiết bị điện tử máy tính bảng cá nhân là quá lạ lẫm đối với mặt bằng chung của thị trường.
[su_spacer]
Sản phẩm Google Glass cũng có một kết quả tương tự khi nó được giới thiệu quá sớm và không được người tiêu dùng đón nhận.
[su_spacer]
Về cơ bản thì những sản phẩm đó quá tiên tiến đối với người dùng tại thời điểm đó.
[su_spacer]
Hãy thử tưởng tượng chiếc điện thoại đầu tiên được giới thiệu trên thị trường là Samsung Galaxy Fold, có lẽ sẽ chẳng ai muốn sử dụng những thứ quá phức tạp cho nhu cầu hàng ngày cách đây vài chục năm.
[su_spacer]
Vậy bài học cho chúng ta từ triết lí sản phẩm MAYA của Apple, đó là hãy nâng cấp, cải tiến sản phẩm một cách từ từ, để cho khách hàng làm quen từng bước với các công nghệ mới cho tới khi họ sẵn sàng với những công nghệ tiên tiến hơn.
[su_spacer]
Tôi lấy ví dụ, nếu bạn có khả năng áp dụng các công nghệ 4.0 cho quán phở của bạn, như thay thế người phục vụ bằng robot, nhận order và thanh toán qua giọng nói, hay sử dụng bát phở tự phân hủy sau khi sử dụng, vân vân.
[su_spacer]
Vậy thì bạn cũng đừng nên áp dụng ngay cùng lúc. Hãy chờ cho khách của bạn quen với việc thanh toán bằng điện thoại thay vì tiền mặt trước đã.
[su_spacer]
[su_spacer]

Bài học thứ hai, trở thành người cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trên thị trường

[su_spacer]
Triết lí kinh doanh của Apple luôn là trải nghiệm của khách hàng, thể hiện qua sản phẩm và dịch vụ.
[su_spacer]
Đối với sản phẩm của mình, như đã nói vừa rồi, Apple không cố gắng đưa ra công nghệ mới mà tập trung vào chau chuốt từng thứ nhỏ nhất trên sản phẩm của mình.
[su_spacer]
Từ những vạch sơn, những kẽ hở hay tới chi tiết thiết kế nhỏ nhất của một phần mềm.
[su_spacer]
Bạn có thể không thích kiểu thiết kế hiện tại của iphone, nhưng chắc chắn rất ít người hoài nghi về khả năng làm tốt công việc của họ.
[su_spacer]
Tất cả chỉ chờ đợi khi nào Apple mới thay đổi thiết kế của mình.
[su_spacer]
Ngoài ra, sản phẩm của Apple là một hệ sinh thái với đầy đủ các tính năng từ phần cứng tới phần mềm để bạn không bao giờ phải đi tìm kiếm phần mềm thứ ba như ở các hãng khác.
[su_spacer]
Trên thực tế thì doanh thu của Apple từ dịch vụ và phần mềm còn cao hơn doanh thu từ bán sản phẩm.
[su_spacer]
Đối với dịch vụ, Apple có 3 mục tiêu cho chất lượng dịch vụ của mình:
[su_spacer]
Một là luôn hiểu và phục vụ khách hàng tốt hơn bất kì ai khác.
[su_spacer]
Hai, là chỉ tập trung vào làm điều thứ nhất và quên hết tất cả những việc khác.
[su_spacer]
Và ba, là đảm bảo tất cả những thứ công ty hay nhân viên đang làm đều phục vụ cho mục tiêu đầu tiên, mọi lúc, mọi nơi.
[su_spacer]
Đó là lí do vì sao Apple cho phép nhân viên dịch vụ của mình nói chuyện với khách về bất cứ chuyện gì, kể cả không liên quan tới sản phẩm của công ty, hoặc nếu khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm mà họ cảm thấy phù hợp và hài lòng hơn cho dù rẻ hơn thì cũng khuyến khích khách hàng làm như vậy. Đó là lí do vì sao Apple có rất nhiều khách hàng trung thành.
[su_spacer]
Bài học cho chúng ta, đó là hãy cải thiện sản phẩm của mình, dù chỉ là một sản phẩm, trở thành tốt nhất trên thị trường, và phục vụ khách hàng theo cách vượt qua cả sự mong đợi của họ.
[su_spacer]
Nếu bạn mở quán cafe, quán ăn, hãy hỏi thăm khách, niềm nở khi khách tới, vui vẻ khi khách về.
[su_spacer]
Nếu bạn có một tiệm cắt tóc, hãy cố gắng nhớ kiểu tóc mà khách vẫn thường cắt, hay loại dầu gội mà khách vẫn hay dùng.
[su_spacer]
Bạn hãy nhớ rằng, cho dù sản phẩm của bạn có tốt tới đâu mà khách hàng không có một trải nghiệm tổng thể tốt thì họ cũng sẽ không quay trở lại, bởi có quá nhiều lựa chọn khác trên thị trường.
[su_spacer]
[su_spacer]

Bài học thứ ba, làm mọi thứ thật đơn giản

[su_spacer]
Nếu bạn đã tới một cửa hàng của Apple thì bạn sẽ nhận thấy mọi thứ được thiết kế một cách rất đơn giản nhưng tinh tế.
[su_spacer]
Sạch, gọn gàng, ngăn nắp và không có bất cứ dây cáp nào mà bạn có thể nhìn thấy.
[su_spacer]
Đó là bởi sự đơn giản và gọn gàng khiến khách hàng cảm thấy thư giãn và vui vẻ hơn.
[su_spacer]
Triết lí này cũng được áp dụng trong tất cả sản phẩm của Apple.
[su_spacer]
Không cầu kì về đường nét, không phức tạp về màu sắc.
[su_spacer]
Và ngay cả các phần mềm cũng được thiết kế theo tiêu chí này.
[su_spacer]
Điều này làm người sử dụng cảm thấy dễ tiếp cận hơn và tin tưởng hơn vào chất lượng.
[su_spacer]
Bài học cho chúng ta, đó là thay vì đưa ra quá nhiều tính năng, quá nhiều lựa chọn, hay làm mọi thứ trở nên quá phức tạp cho khách hàng, vượt quá nhu cầu của khách, thì hãy đơn giản hóa những tính năng không cần thiết, mà thay vào đó, nâng cao trải nghiệm của các tính năng mà khách hàng cần sử dụng.
[su_spacer]
Bản chất bộ não con người không thích những gì phức tạp và phải suy nghĩ nhiều.
[su_spacer]
Như vậy là chúng ta đã nói về 3 bài học mà các bạn có thể áp dụng trong mô hình kinh doanh của mình.
[su_spacer]
Những bài học này có thể áp dụng được trong bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào.

[su_spacer]

Bạn nghĩ sao về điều này?

[su_spacer]
————-
Tôi đã tạo ra “Bản kế hoạch Kinh doanh 1 trang“, sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả trong thời gian nhanh nhất TẠI ĐÂY
[su_spacer]
Bạn có thể xem thêm các video kiến thức của tôi tại Youtube Channel Coach Duy Nguyễn
[su_spacer]
————-
[su_spacer]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả
Xin chào

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam