Hình tượng Samurai luôn là đại diện cho tinh thần của đất nước và con người Nhật Bản.
Samurai luôn là đại diện cho chính nghĩa, sự quả cảm và tấm lòng nhân hậu luôn bảo vệ những kẻ yếu thế.
Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về 4 tố chất bạn có thể học được từ những chiến binh huyền thoại này để áp dụng trong kinh doanh
[su_youtube url=”https://youtu.be/Ai8DzB3pxzE”]
[su_dropcap style=”simple” size=”4″]Đ[/su_dropcap]ầu hàng không bao giờ là một phương án trong mọi cuộc chiến
Nếu bạn tìm hiểu về những chiến binh Samurai thì bạn sẽ biết một điều rằng những chiến binh này sẵn sàng chết trên chiến trường để bảo vệ danh dự của mình chứ không bao giờ chịu rơi vào tay địch chứ chưa nói tới chuyện đầu hàng.
Cũng như vậy, nếu như bạn tìm hiểu về những tượng đài về kinh doanh như Warren Buffett, Steve Jobs, Elon Musk vân vân thì bạn cũng sẽ thấy rằng họ không bao giờ từ bỏ hay chịu đầu hàng trước bất cứ khó khăn nào.
[su_quote style=”flat-light” cite=”Coach Duy Nguyễn”]Hãy nhớ rằng thất bại không có nghĩa là đầu hàng.[/su_quote] Con đường tới thành công trải đầy những thất bại và đó là cách để chúng ta trưởng thành sau mỗi lần vấp ngã. Bạn sẽ chỉ thực sự thất bại hoàn toàn khi bạn từ bỏ và đầu hàng.
Đó là khi bạn không muốn tìm cách đứng dậy và tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình.
Nếu như chúng ta có một tinh thần như những samurai thì có nghĩa là chúng ta đã hình thành cho mình tư duy chiến thắng và chỉ tập trung vào hành động để nhắm tới mục tiêu của mình
Có một vị tướng người Tây Ban Nha đã ra lệnh đốt hết tất cả những chiếc thuyền chở quân lính của mình sau khi cập bến trong một trận chiến vào năm 1915.
Vị tướng này muốn quân lính của mình nhận thức rằng sẽ không có đường lui và cách duy nhất là tiến lên và chiến thắng.
Tôi muốn bạn hãy tự hỏi mình rằng bạn đã thực sự hết mình hay chưa? Bạn đã toàn tâm toàn lực hay chưa?
Hay bạn vẫn còn lựa chọn từ bỏ kế hoạch của mình khi bạn cảm thấy nhụt chí hoặc mệt mỏi? Hãy trả lời thật với lòng mình.
[su_dropcap style=”simple” size=”4″]C[/su_dropcap]uộc chiến bắt đầu với chiến thắng bản thân mình
Trong cuốn sách 7 thói quen của những người thành đạt của mình, tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới Stephen Covey cũng đề cập tới một điểm, đó là chúng ta cần phải chiến thắng chính bản thân mình trước khi chiến thắng trong kinh doanh. Điều này cũng tương tự với tinh thần của những dũng sĩ Samurai.
Trước khi chúng ta bước vào bất kì một trận chiến nào, có thể là một kế hoạch kinh doanh mới, một ý tưởng mà mọi người coi là điên rồ hay một quyết định thay đổi lớn cho bản thân thì trong chúng ta luôn xảy ra những xung đột, giằng xé của chính nội tâm mình.
Đó là sự sợ hãi, sự giận dữ, sự khao khát và cả sự phân vân. Đây chính là cuộc chiến nội tại mà tinh thần Samurai đề cập tới, chiến thắng chính bản thân mình, để tạo một tinh thần thép, vững vàng để bước vào cuộc chiến thực tế cam go phía trước.
Binh pháp Tôn Tử cũng viết, những chiến binh bất bại luôn chiến thắng trước khi bước vào cuộc chiến, còn những kẻ chiến bại thì lao vào cuộc chiến để tìm lấy chiến thắng.
Hàm ý của những câu nói này là việc không vượt qua được những khúc mắc của chính bản thân mình mà lao vào những cuộc chiến khốc liệt thì chỉ chuốc lấy thất bại.
Mỗi người chúng ta có một lý tưởng, một mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên, nếu chúng ta không tìm cách sốc lại chính mình bằng cách xác định một mục tiêu cụ thể, một tầm nhìn và kế hoạch cụ rõ ràng thì rất khó để đạt được giấc mơ của mình.
Hãy tự hỏi mình xem bạn đã trải qua cuộc chiến nội tại đó chưa?
Hay bạn vẫn mù mờ và liều mình lao về phía trước mò mẫm tìm chiến thắng.
[su_dropcap style=”simple” size=”4″]N[/su_dropcap]hững lời bào chữa chỉ là những thứ bỏ đi
Đối với những Samurai thì những lời bào chữa cho thất bại là điều không bao giờ chấp nhận được.
Thất bại là thất bại, bất kể đó là vì lí do gì, ngay cả khi những lí do hay lời bào chữa của bạn là hoàn toàn hợp lí. Bạn đã thất bại.
Hầu hết chúng ta đều đưa ra những lí do hay lời bào chữa khi mình thất bại, và rất nhiều trong số đó nghe rất khách quan và đúng đắn.
Tuy nhiên, nếu chúng ta học theo tinh thần của những Samurai thì chúng ta sẽ hiểu rằng, việc không tìm kiếm lí do để bào chữa có một sức mạnh rất lớn.
Những lời bào chữa sẽ khiến chúng ta bỏ qua, không nhìn nhận vào những thiếu sót và yếu điểm của mình.
Rất nhiều người trong số chúng ta khi thất bại hay mắc lỗi đều sẵn sàng đưa ra những lí giải về những nguyên nhân khách quan, do người khác, do địa hình, do thời tiết hay vô vàn các lí do khác.
Tuy nhiên, có một lí do mà ít người đề cấp tới, đó là do chính bản thân mình. Việt Nam chúng ta cũng có câu nói: tiên trách kỉ, hậu trách nhân.
Đó cũng là một tinh thần khích lệ tính tự hoàn thiện bản thân mình như những Samurai.
Trong bất kể tình huống nào, hãy nhìn nhận trước tiên vào những thiếu sót của chính mình, hãy thành thật với bản thân, và dừng đưa ra những lời bào chữa.
[su_dropcap style=”simple” size=”4″]K[/su_dropcap]hông ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân
Đây là một đức tính chung của không chỉ những võ sĩ Samurai mà là của cả người dân Nhật Bản và được áp dụng rộng rãi trong đời sống, kinh doanh và sản xuất của đất nước này.
Tôi đã có cơ hội làm việc tại một trong những tập đoàn toàn cầu của Nhật và tôi hiểu rất rõ giá trị này trong văn hoá họ.
Cũng như các Samurai, người Nhật luôn đề cao vai trò của sự hoàn thiện không ngừng.
Trong khi phần chúng ta luôn tìm kiếm sự ổn định và yên bình trong cuộc sống, mong mọi thứ ít biến động và thay đổi, thì những Samurai luôn tìm cách học hỏi và trưởng thành mỗi ngày.
Chúng ta đều biết học hỏi là một điều không dễ dàng bởi nó yêu cầu bản thân bạn phải thay đổi, thay đổi trong tư duy, thay đổi kĩ năng và cả hành vi ứng xử. Thay đổi đòi hỏi một tư duy cởi mở và sự đầu tư thời gian và nỗ lực.
Thế nhưng, con đường duy nhất để tới thành công là hoàn thiện chính mình bất kể bạn định nghĩa thành công là gì.
Trong một video khác tôi sẽ nói kĩ hơn về cách thức để bạn có thể tạo cho mình thói quen hoàn thiện bản thân mọi lúc mọi nơi.
Trước khi kết thúc
Vừa rồi là 4 tố chất của những võ sĩ Samurai đã đi vào lịch sử của cả thế giới. Những tố chất này là đại diện cho một tư duy cầu tiến hay tư duy chiến thắng.
Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ liên hệ được những đức tính đó tới chính bản thân mình và nhận ra tầm quan trọng của việc hoàn thiện bản thân. Chúng ta sẽ nói thêm về những vấn đề này trong các buổi tiếp theo
———————–