fbpx

4 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠN CÓ MỘT Ý TƯỞNG KINH DOANH TUYỆT VỜI

A VPN is an essential component of IT security, whether you’re just starting a business or are already up and running. Most business interactions and transactions happen online and VPN

Nội dung bài viết

Coach Duy Nguyen - ky nang ban hang
[su_spacer]
Một ý tưởng kinh doanh tốt có thể xuất hiện trong đầu bạn bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu.
Có thể khi bạn đang làm việc trễ, hay trên đường tới cơ quan làm việc, hoặc thậm chí là khi bạn không thể ngủ nổi vào lúc 2h sáng.
Một ý tưởng hay ho hoàn toàn có thể thay đổi cả cuộc đời bạn, và cảm giác khi tìm ra nó thì thật tuyệt vời.
[su_spacer]
Câu hỏi đặt ra ở đây, là liệu ý tưởng đó có thực sự tốt như bạn nghĩ hay không.
Liệu bạn có thể phân biệt được một ý tưởng kinh doanh tốt hay một cơ hội kinh doanh tốt?
Nếu bạn có một ý tưởng hay ho thì rất thú vị, nhưng một cơ hội tốt thì lại tiềm năng hơn.
Và để có một khởi đầu thuận lợi, trước hết bạn phải cảm thấy thật tin tưởng vào ý tưởng của mình.
Vì vậy, ngày hôm nay, tôi sẽ nói về 5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bạn có đang ấp ủ một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời hay không, và nếu có, thì bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào thực hiện những ý tưởng đó.
 [Su_spacer]

1. Ý tưởng của bạn Giải quyết được vấn đề cho khách hàng

[su_spacer]
Giải quyết vấn đề đồng nghĩa với việc đưa ra một giải pháp giúp cho số lượng người nhất định vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng.
Nhưng điều quan trọng nó phải là những vấn đề mà chưa ai tìm ra được giải pháp thực sự hiệu quả.
Có một thực tế mà bạn dễ dàng thấy được, đó là có rất ít các công ty tự tạo ra một thị trường mới hoàn toàn cho riêng mình, mà thường thì họ chỉ tái tạo lại thị trường sẵn có và lấp đầy những phần thiếu sót ở đó với những sản phẩm và dịch vụ nổi bật.
 
Một ví dụ mà tôi muốn nói tới ở đây là Uber, một dịch vụ taxi dựa trên nền tảng phần mềm điện thoại, đã phần nào thành công tạo ra một cuộc cách mạng khiến chúng ta thay đổi thói quen về việc di chuyển.
Tuy nhiên từ một vài thế kỷ trước thì người ta đã rất quen thuộc với việc thuê xe ngựa để di chuyển, hay ở Việt Nam là thuê xe kéo hoặc xích lô.
Và những gì Uber làm, chỉ là thay đổi linh hoạt cách hoạt động theo sự biến đổi và phát triển của cuộc sống, còn vấn đề cốt lõi là khách hàng thuê xe để di chuyển thì vẫn là như vậy.
Và bạn không thể phủ nhận, là việc tạo ra dịch vụ mới mẻ và nổi bật này trên một nền tảng thị trường sẵn có, đã khiến Uber thành công.

 [su_spacer]
2. Ý tưởng của bạn có khả năng mở rộng

[su_spacer]
Khả năng mở rộng là tiềm năng khiến cho cơ hội kinh doanh của bạn phát triển và được áp dụng cho một thị trường luôn luôn biến đổi.
Việc cơ hội đó có thực sự phù hợp để mở rộng hay không phụ thuộc vào việc bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh, và các nhà đầu tư thì thường sẽ nhìn vào cả tiềm năng và sự sẵn sàng của một doanh nghiệp, bởi lẽ lợi nhuận từ các khoản đầu tư đến từ khả năng chúng có thể tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
Bạn có thể mở rộng ý tưởng của mình hay biến đổi nó linh hoạt theo thị trường hay không.
Và liệu bạn có thể kiếm tiền từ nó trong suốt một thời gian dài và điều chỉnh lại nếu cần thiết?
Khả năng mở rộng là việc bạn phải liên tục đưa ra các quyết định tạo ra cầu nối để tăng trưởng, chứ không phải những rào cản.
Ý tưởng có thể mở rộng thực sự là các mô hình chi phí thấp, lợi nhuận cao.
 [su_spacer]
Một ví dụ vàng ở đây là Facebook, nền tảng mạng xã hội được sử dụng bởi 1,86 tỷ người trên toàn thế giới.
Nhưng nó không hề như vậy ngay từ khi bắt đầu.
Năm 2004, Mark Zuckerberg và các bạn cùng phòng đại học của mình đã giới thiệu nền tảng “Facemash” cho sinh viên Harvard.
Sau khi đạt được thành công, họ mới mở rộng sang các trường đại học Columbia, Stanford và Yale, và sau đó, đến các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ và Canada.
Cho đến năm 2006, Facebook mà chúng ta biết đã có mặt trên thế giới và cho tới năm 2012, họ mới tiếp cận các dịch vụ quảng cáo.
Hiện tại Facebook có giá trị khoảng 321 tỷ USD.
Tất cả các ý tưởng đều bắt đầu từ những điều nhỏ bé.
Họ đạt được khả năng mở rộng thông qua việc thấu hiểu tiềm năng, nắm bắt cách một ý tưởng có thể phát triển và vạch ra kế hoạch cho thời gian sau đó.
 [Su_spacer]

3.Sản phẩm hay dịch vụ được bán ở giá hấp dẫn nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận

[su_spacer]
Điều chỉnh đúng mức giá cho sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp là hết sức cần thiết.
Bởi khách hàng không cần biết các sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt và tiện ích tới mức nào, chỉ cần nhìn thấy nó ở mức giá không hợp lý thì họ sẽ không bao giờ bỏ tiền ra cả.
[su_spacer]
Có nhiều cách khác nhau để xác định giá bán của bạn như dựa vào chi phí, dựa vào thị trường hay khả năng chi trả của khách.
Tôi sẽ có một video riêng để hướng dẫn các bạn cách để thiết lập giá cho sản phẩm của mình.
Có rất nhiều sản phẩm rất tốt nhưng bán ra với giá quá cao khiến cho doanh nghiệp thất bại, nhưng nếu giá quá thấp thì tuy bạn bán được nhiều nhưng không đủ bù chi phí và thậm chí còn làm thay đổi định vị thương hiệu của bạn.
Lời khuyên của tôi là bạn bắt buộc phải am hiểu về thị trường bạn muốn hoạt động trong suốt quá trình lập ra những kế hoạch cho doanh nghiệp.
Bạn phải chắc chắn rằng, bạn phải phát triển được những sản phẩm và dịch vụ của mình, nhưng đồng thời phải đưa ra một mức giá phù hợp cho nó, vừa để làm hài lòng khách hàng lại vừa mang lại lợi nhuận cho chính bạn.
 [su_spacer]

4. Không dễ dàng bị sao chép

[su_spacer]
Tạo ra một sản phẩm mới và độc đáo đã vô cùng khó khăn, nhưng để giữ được nó ở vị trí độc đáo trong một thời gian dài là rất khó.
Nếu ý tưởng của bạn thực sự khác biệt và rất được khách hàng đón nhận, thì chỉ ngay ngày hôm sau, bạn sẽ phát hiện ra những sản phẩm và dịch vụ tương tự cũng được giới thiệu trên thị trường.
Đã có quá nhiều những trường hợp các công ty bị kiện ra toà vì sao chép ý tưởng và tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ giống nhau, dù là điện thoại, máy hút bụi hay là dịch vụ taxi.
Và khi mà một vài công ty lớn đã khoanh vùng và chiếm lĩnh thị trường cho riêng họ, thì bạn phải nghĩ tới những chiến lược kinh doanh riêng.
[su_spacer]
Việc khiến cho ý tưởng của bạn trở thành duy nhất nghe có vẻ rất xa vời, tuy nhiên bạn lại có thể làm nó khó để người khác sao chép.
Bạn có thể đăng ký bằng sáng chế, bản quyền nếu sản phẩm của bạn đủ tiêu chuẩn và đồng thời chuẩn bị những hồ sơ pháp lý để người sẵn sàng khởi kiện những người sao chép ý tưởng.
Ngoài ra, áp dụng những công nghệ của riêng bạn cũng sẽ tạo khó khăn hơn cho rất nhiều người có thể làm theo.
Tuy nhiên, khía cạnh không bị sao chép là rất khó khăn.
Và cách tốt nhất là khi bạn có ý tưởng mới, thì nhanh chóng xây dựng vị trí của mình trên thị trường là người dẫn đầu để định vị rõ bản thân mình trong tâm trí khách hàng.
Chúng ta ai cũng nhớ tới người đi đầu, chứ không phải người thứ hai.
 [su_spacer]
Bên trên là 4 dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn có một ý tưởng tốt và khả thi. Bạn có thể bắt đầu khai thác ý tưởng này và biến nó thành một kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Tuy nhiên, điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn đó là, một trong những chìa khoá cho bất kỳ ý tưởng mới nào ở bất kỳ lĩnh vực nào, chính là bạn phải luôn luôn trung thực với chính mình.
Nếu bạn bất chợt nảy ra một ý tưởng hay ho, hoặc là có một chút cảm hứng, mà đi theo sau đó lại là cả tá những băn khoăn, lo ngại, thì tôi khuyên rằng bạn nên đặt ý tưởng này qua một bên, vì nó không phù hợp với hoàn cảnh của bạn ở thời điểm hiện tại.
Bạn phải thực sự trung thực với khả năng của bản thân mình.
Niềm tin vào tương lai là quan trọng, nhưng tin tưởng một cách mù quáng thì lại vô cùng nguy hiểm.
[su_spacer]
Nếu bạn còn nghi ngờ những phán đoán của mình, thì hãy hỏi ý kiến của những người xung quanh về ý tưởng của bạn.
Nếu bạn không thể khiến người nghe hiểu được, thì có nghĩa bạn cũng đang chưa hiểu nối chính suy nghĩ của mình.
Nếu người nghe cảm thấy hoang mang sau khi nghe bạn nói thì bạn bắt buộc phải nghĩ lại thật kỹ.
Và đồng thời, thính giả của bạn lúc này, hoàn toàn có thể trở thành một khách hàng cho doanh nghiệp của bạn, và họ có thể cho bạn biết ý tưởng của bạn liệu có khả thi hay không.
[su_spacer]
Và sau này, ngay cả khi bạn đã hài lòng với những sản phẩm hay dịch vụ của mình, thì vẫn cần phải lắng nghe những ý kiến phản hồi về nó, kể cả những điều tiêu cực. những ý kiến trái chiều không có nghĩa ý tưởng của bạn thất bại, nhưng lại giúp bạn hoàn thiện sản phảm hay dịch vụ của mình tốt hơn trước khi đưa nó ra thị trường.
[su_spacer]
Việc hy vọng có thể tìm kiếm được một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời đến mức bạn có thể bắt tay vào thực hiện ngay, rồi nhanh chóng vươn tới thành công là điều phi thực tế.
Ngay cả khi bạn gặp được cơ hội tốt nhất để kinh doanh, bạn vẫn cần những chiến lược để dần dần hoà thiện ý tưởng kinh doanh của mình.
Nhưng nếu ý tưởng đó đủ hay ho, thì nó hoàn toàn đáng để bạn bỏ tâm sức thực hiện.
[su_spacer]
————-
Tôi đã tạo ra “Bản kế hoạch Kinh doanh 1 trang“, sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả trong thời gian nhanh nhất TẠI ĐÂY
[su_spacer]
Bạn có thể xem thêm các video kiến thức của tôi tại Youtube Channel Coach Duy Nguyễn
[su_spacer]
————-
[su_spacer]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả
Xin chào

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam